Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế)

Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế)
Publish date: Monday. April 8th, 2013

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.

Một thời ăn nên làm ra

Bao đời nay đời sống của người dân ở làng Hương Giang dựa vào con tôm, cá, cua ở đầm phá nên cái đói nghèo cứ đeo bám quanh năm. Năm 2003, người dân ở đây chuyển sang nuôi cá lồng trên phá, thả nuôi nhiều đối tượng như: cá hồng, dìa, mú. Hiệu quả mang lại khá cao, bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư thêm vốn phát triển thêm lồng nuôi, đồng thời thả nuôi thêm cá chẽm. Năm 2008, nghề nuôi các lồng phát triển rầm rộ, chi hội nghề cá Hương Giang có 550 lồng cá, với 160 hộ tham gia nuôi; sản lượng thu được hơn 95 tấn các các loại, doanh thu 6 tỷ đồng. Nhờ vậy, hàng trăm gia đình không những xây dựng nhà cửa khang trang mà còn có của ăn của để.

Ông Nguyễn Phước, một hộ dân đổi đời nhờ nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nhớ lại: “Thấy bà con nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao, năm 2008, gia đình tui đầu tư nuôi 10 lồng các chẻm, dìa, mú. Thời gian nuôi khoảng 7 tháng các đạt khoảng 1con/1kg, mỗi năm thu được 2 tấn cá bán được khoảng 300 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi hơn một nữa. Nhờ đó, gia đình tui không những thoát nghèo mà còn ăn nên làm ra, chu cấp cho ccác con ăn học, có của ăn của để”. Tương tự, ông Phan Hùng, Phan Đức ở xa Hải Dương đều là những gia đình giàu lên nhờ nghề nuôi các lồng.

Ông Phan Lân, Chi hội Trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Khoảng ba năm về trước nhờ nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang mà đời sống của bà con ngư nơi đây khá cao. Bình quân, mỗi gia đình thu lãi trên dưới 100 triệu đồng từ nghề nuôi cá lồng, tiền có họ tiêu xài, thoải mái. Từ năm 2010 đến nay, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn, nên đời sống của bà con ngư dân eo hẹp, thiếu trước hụt sau”.

Nghề nuôi cá lồng gặp khó

Giống cá chẻm phải mua từ Nha Trang, sau đó hộ nuôi phải ương ở hồ từ 1 đến 1,5 tháng mới thả nuôi nên tỷ lệ cá sống khoảng 50%. Hơn nữa, 3 năm trở lại do nguồn nước ngọt hóa, độ mặn giảm nên cá bị hao hụt nhiều chỉ còn khoảng 30%. Còn đối với giống cá dìa thì người nuôi phải thu mua từ người dân đánh bắt tự nhiên nên tỷ lệ cá sống cũng rất thấp.... Ông Phan Lân, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng ở Hải Dương gặp khó khăn về nguồn giống. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan ban ngành nghiên cứu sớm tìm ra nguyên nhân dịch bệnh ở cá để có hướng xử lý kịp thời, giúp ngư dân phòng bệnh cho cá, hạn chế thiệt hại về kinh tế”.

Ông Nguyễn Hữu Nam, ngư dân nuôi cá ở xã Hải Dương buồn bã: “Gia đình tui nuôi cá đến nay đã 10 năm, những năm trước nghề nuôi cá lồng rất thuận lợi. Ba năm nay, môi trường nước ô nhiễm, con giống khó, giống mua về ương một thời gian rồi chết dần. Năm 2012, gia đình tui thả 1,2 vạn giống với 4 lồng nuôi nhưng trong thời gian nuôi cá bị bệnh chết chỉ còn 40%. Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương phát triển bền vững, bà con chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng nên kiểm tra chất lượng giống ở các trại sản xuất để bà con tui yên tâm mua giống về thả nuôi. Đồng thời, mong muốn Trung tâm Giống thủy sản nước lợ làm dịch vụ mua giống về ương sau đó bán cho người nuôi”.

Theo thông báo hướng dẫn của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh thì giữa các lồng phải cách nhau từ 2-5m, mỗi cụm (5 đến 10 lồng) cách nhau 50 m. Các lồng phải bố trí nơi có độ nước sâu và chéo nhau để dòng nước dễ lưu thông. Thế nhưng, khi viết bài này, tôi có chuyến thị sát ở vùng đầm phá vẫn chứng kiến bà con bố trí các lồng cá theo mật độ khá dày, khoảng cách giữa các lồng chưa đến 1m; các lồng cá được bố trí khá gần bờ và thẳng hàng với nhau.

Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung phát triển bền vững, trước mắt ngành chức năng cần phải yêu cầu bà con ngư dân nuôi cá lồng thực hiện theo đúng thông báo hướng dẫn của ngành thủy sản. Lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cần quy hoạch nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang-Cầu Hai.


Related news

Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Cá Chết Ở Hồ Chứa Nước Trong Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Cá Chết Ở Hồ Chứa Nước Trong

Trước đó, như Báo Quảng Ngãi điện tự đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao (Sơn Hà) và xã Trà Thọ (Tây Trà) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.

Thursday. March 6th, 2014
Tìm Hướng Đi Cho Sản Phẩm Tôm Xuất Khẩu Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tìm Hướng Đi Cho Sản Phẩm Tôm Xuất Khẩu Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.

Thursday. March 6th, 2014
Thị Trường Mùa Cúm Gia Cầm Người Chăn Nuôi Thấp Thỏm Thị Trường Mùa Cúm Gia Cầm Người Chăn Nuôi Thấp Thỏm

Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng

Thursday. March 6th, 2014
Đồng Nai Treo Chuồng Vì Dịch Cúm Đồng Nai Treo Chuồng Vì Dịch Cúm

Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.

Thursday. March 6th, 2014
Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Thursday. March 6th, 2014