Nuôi Cá Lóc Trong Vèo Lưới Hiệu Quả Cao
Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa (Long An), đều biết đến anh Trần Văn Ẩn, ở ấp Bình Tây 1. Anh Ẩn là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã học tập và nhân rộng để tăng thu nhập.
Cách đây hơn 10 năm, cuộc sống gia đình anh Ẩn vô cùng khó khăn vì không ruộng đất sản xuất, lại phải nuôi 3 người con đang trong độ tuổi ăn học. Qua bạn bè, anh Ẩn biết mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới hiệu quả cao nên anh đến Trung tâm Thủy sản Long An tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật nuôi.
Sau đó, anh tìm đến tận huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mua 10.000 con giống để nuôi trong vèo lưới. Sau 5 tháng, anh thu hoạch được 3 tấn cá, lãi gần 10 triệu đồng. Bước đầu nuôi thử đem lại hiệu quả kinh tế, anh liền đầu tư lên 2 vèo cá, rồi dần dần lên 4 vèo cá với diện tích 1.000m2 mặt nước.
Kết quả, mỗi năm, anh thu lãi được 100 triệu đồng. Riêng năm 2013, từ 4 vèo lưới cá, mỗi vèo 10.000 con, anh nuôi 2 đợt (mỗi đợt 5 tháng), thu được 24 tấn cá, giá trung bình 35.000 đồng/kg, tổng cộng thu 840 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 150 triệu đồng.
Anh Ẩn cho biết, mô hình nuôi cá lóc trong vèo có ưu điểm là không cần diện tích lớn, tận dụng diện tích mặt nước ao, kênh để làm vèo nuôi; đồng thời tận dụng được lao động nhàn rỗi và lãi gấp nhiều lần so với trồng lúa. Cá nuôi trong vèo lưới tăng trọng nhanh và kích cỡ đồng đều, giá bán ngoài thị trường cao hơn cá thả lan.
Về kỹ thuật, anh Ẩn cho biết thêm, vèo lưới được xây dựng hình chữ nhật, đáy vèo đặt cách đáy ao khoảng 0,5m, độ sâu nước trong vèo từ 2,5m trở lên.
Nuôi cá lóc trong vèo có nhiều ưu điểm như nuôi ở mật độ cao, sản lượng lớn, thức ăn được tập trung, cá không bị cọ sát đáy ao hoặc không chui được xuống bùn. Để cho cá lóc khỏe mạnh, phải chú ý đến nguồn nước, cải tạo nước tốt cá sẽ ít bệnh.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo lưới cho người dân xung quanh. Hiện có nhiều người trong xã đã vươn lên khá giàu nhờ học tập mô hình của anh. Mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, mở ra cho các xã vùng biên hướng làm ăn hiệu quả.
Related news
Với 162 tàu thuyền đánh bắt hải sản (trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bở và mỗi tàu công suất 380 - 450 CV), phường Nghi Thủy trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ở TX Cửa Lò về khai thác kinh tế biển.
Thông tin thương lái đến hỏi mua lá khoai lang được ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thành Lợi khẳng định. Theo đó, vào trung tuần tháng 2, có 3 người, trong đó 2 người Trung Quốc và một người Việt Nam, đến Hợp tác xã Thành Lợi hỏi mua lá khoai lang với mức giá 10.000đồng/kg được trả cho nông dân và trả thêm tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg cho Hợp tác xã Thành Lợi khi thu mua lá khoai.
Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.
Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.
Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.