Trà Vinh Phát Hiện Gia Cầm Nhiễm Virus H5N1

Theo Sở NN và PTNT Trà Vinh, lực lượng thú y tỉnh vừa phát hiện đàn gà 177 con ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) bị nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ Cơ quan Thú y vùng VII, các con gà bị chết dương tính với Subtype H5N1.
Như vậy, sau hơn 9 tháng (ngày 24-2-2014) xuất hiện 25 ổ dịch cúm H5N1 trên gia cầm tại 12 xã thuộc 4 huyện, thành phố, gồm: TP Trà Vinh; huyện Càng Long; huyện Tiểu Cần; huyện Cầu Kè làm hơn 16.500 con gà bị chết, dịch cúm H5N1 trên đàn gà xuất hiện trở lại.
Nhằm khống chế dịch bệnh, tránh lây lan trên diện rộng, UBND tỉnh Trà Vinh triển khai tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc và gia cầm, phun thuốc tiêu độc, sát trùng các chuồng trại và nơi mua bán giết mổ. Tỉnh chỉ đạo,lập các chốt chặn, chốt kiểm soát quản lý việc vận chuyển, mua bán, giết mổ trên các trục giao thông thủy, bộ. Đẩy mạnh thực hiện 5 không: Không bán chạy; không ăn thịt gia cầm bị bệnh; không đưa gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch; không vứt xác gia cầm bừa bãi và không vận chuyển gia cầm chưa được kiểm dịch.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/12/369266/
Related news

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: