Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Phải Nhập 70% Lượng Tôm Giống

Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.
Huyện Đầm Dơi hiện có hơn 62.000 ha đất nuôi trồng thủy sản, hơn 90% hộ dân trong huyện sống bằng nghề nuôi tôm. Nhu cầu tôm giống để phục vụ sản xuất của người dân ở đây hơn 4 tỷ con/năm, nhưng toàn huyện mới có 130 cơ sở sản xuất, ươm vèo tôm giống.
Các cơ sở này mỗi năm chỉ đáp ứng được khoảng 1,3 tỷ con giống, tức là khoảng 30% nhu cầu nuôi của người dân. 70% còn lại là con giống ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Do lượng con giống phải nhập từ nơi khác về lớn, nên khâu quản lý về chất lượng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tôm giống chưa qua kiểm soát cao. Thực tế, không ít hộ mua con giống kém chất lượng nên quá trình nuôi không hiệu quả, nhất là đối với loại hình nuôi tôm công nghiệp.
Related news

Hình ảnh những người nông dân buồn thiu bên “núi” dưa hấu ở Quảng Nam, hay cả cánh đồng hành tím không có địa chỉ tiêu thụ… được báo NNVN đăng tải đầu tiên. Và, cũng từ đó, một làn sóng truyền thông chính thống cũng như các mạng xã hội đồng loạt kêu gọi cộng đồng ủng hộ nông dân.

Thị trường xuất khẩu gạo trong thế bế tắc và vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam đang rơi vào “bẫy” gạo phẩm cấp thấp của Trung Quốc.

Không quá khó hiểu khi nhiều người cầm mớ rau an toàn tại siêu thị mà vẫn thấy phân vân: Liệu rau có an toàn và chất lượng có đáng “đồng tiền bát gạo”? Sau vụ HTX Đạo Đức gom rau Trung Quốc dán nhãn “rau an toàn”, thì hẳn nhiều người tiêu dùng tiếp tục giật mình?

Trong báo cáo vừa công bố ngày 19/6, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tồn trữ cà phê thế giới cuối niên vụ 2015/16 sẽ giảm xuống mức thấp nhất 4 năm do tiêu thụ cao kỷ lục, mặc dù sản lượng cũng tăng ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới.

Trong những ngày qua do mưa liên tục, nhiều hộ dân ở tỉnh Tây Ninh phải hối hả thu hoạch khoai mì chạy mưa vì sợ bị úng....