Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá là nuôi bệnh

Nuôi cá là nuôi bệnh
Publish date: Tuesday. September 22nd, 2015

Hiếm có đối tượng thủy sản nào có thể mang lại giá trị xuất khẩu hàng năm hơn tỷ USD như con cá tra. Với nhiều ưu điểm như thịt ngon, ít chất béo, lại dễ nuôi trong ao với năng suất cao, cá tra đã trở thành ngành hàng chủ lực ở ĐBSCL.

Các Cty xuất khẩu thủy sản cũng từ đó mà ra đời, nhiều khu đất làm nông nghiệp không hiệu quả đã trở thành vùng nuôi cá tra quy mô lớn.

Tuy nhiên, các Cty hoặc các hộ nuôi tư nhân dường như không bao giờ hài lòng về năng suất nuôi của cá tra hiện tại, họ luôn cố gắng tìm mọi cách để có thể thu hoạch được nhiều cá hơn nữa trên cùng một diện tích.

Đó cũng là nhu cầu chính đáng nếu như chất lượng của cá cũng tăng theo sản lượng.

Mật độ thả nuôi được tăng lên nhiều so với khuyến cáo, có nơi lên đến 80 con thậm chí 100 con/m2 (đối với cỡ cá 50 - 70 con/kg), với tâm lý “thả cá giống càng nhiều thì thu hoạch càng nhiều” hoặc “thả nhiều để trừ hao lượng cá chết”.

Thực tế đã chứng minh suy nghĩ đó hoàn toàn không đúng, thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát.

Tỷ lệ  cá hao hụt nhiều, chi phí phát sinh tăng cao do phải điều trị bệnh cho cá trong thời gian dài càng làm lợi nhuận sụt giảm.

Chu kỳ nuôi cá tra bình thường kéo dài khoảng 6 tháng, dịch bệnh gây thiệt hai nghiêm trọng nhất trong khoảng 2 tháng đầu tiên và rải rác những tháng sau đó.

Có thể kể ra vài loại bệnh mà dường như ngươi nuôi cá nào cũng ngán ngẩm khi nhắc đến.

Đầu tiên khi cá được thả vào ao kiểu gì cũng sẽ bị “xuất huyết”, đây là bệnh do các loại vi khuẩn cơ hội tấn công do cá bị xây xát trong quá trình vận chuyển, ao nào nhẹ thì hao hụt 1 - 2%, nặng có thể lên đến 5 - 10%.

Cũng từ thời điểm này, cá tra sẽ được cho điều trị kháng sinh kết hợp với các loại hóa chất diệt khuẩn.

Tiếp theo, phải kể đến loại bệnh “sát thủ” gây thiệt hại nặng nhất cho nghề nuôi cá tra, đó là bệnh “gan thận mủ” do vi khuẩn E.ictaluri gây ra.

Nếu không quản lý tốt, tỷ lệ chết có thể lên đến 60 -70%, đặc tính của loại vi khuẩn này là khả năng kháng thuốc kháng sinh rất nhanh.

Điều đó lý giải vì sao một số loại thuốc điều trị hiệu quả trong vụ nuôi trước lại không có tác dụng trong vụ nuôi này, người nuôi phải phối trộn nhiều loại thuốc và thay đổi liên tục.

Vì thế, cá tra lại được tiếp tục cho ăn kháng sinh, với liều lượng và chủng loại tăng lên so với đợt điều trị trước đó.

Vượt qua được các loại bệnh trên thì sức đề kháng của cá cũng suy giảm đáng kể, vì vậy dễ dàng mắc một loại bệnh cũng nguy hiểm không kém là “trắng gan, trắng mang”.

Bệnh này đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, nhưng khi cá mắc bệnh thì lượng hồng cầu giảm đáng kể, mang và gan trắng nhợt nhạt.

Lúc này, cá tra mới bắt đầu được bổ sung các loại chất dinh dưỡng, tái tạo hồng cầu. Đến giai đoạn lớn hơn, cá tra lại tiếp tục bị “vàng da”, biểu hiện là toàn thân có màu vàng, gây thiệt hại chủ yếu gia đoạn cá lớn.

Nguyên nhân có thể được chẩn đoán do rối loạn các chức năng phân giải ở gan, mật làm cho cá có màu vàng. Biện pháp thường sử dụng là bổ sung chất dinh dưỡng, giải độc gan nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP ra đời sẽ đảm bảo con cá tra Việt Nam có được một quy chuẩn đồng nhất từ nuôi trồng đến chế biến, tiêu thụ. Các doanh nghiệp, người nuôi cá tra sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn quản lý khắt khe hơn, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn.


Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi sẽ quản lý được sức khỏe đàn cá được tốt hơn, cá ít mắc bệnh, lợi nhuận từ đó cũng tăng lên và đặc biệt là sẽ không còn cảnh “nuôi cá là nuôi bệnh”.

Trải qua mấy loại bệnh trên thì lượng cá trong ao cũng đã hao hụt đáng kể, đó là chưa kể đến các loại bệnh khác như nội ký sinh trùng ở gan, mật, cơ thịt hay ngoại ký sinh ở da, mang, vây, đuôi.

Ngoài ra còn các bệnh về môi trường như pH giảm, thiếu oxy… Người nuôi cá phải định kỳ xử lý hàng tấn hóa chất xuống ao nuôi bao gồm các loại diệt khuẩn, vôi, zeolite, vi sinh… Đó là chưa kể đến các bệnh trên cứ tái đi tái lại suốt chu kỳ nuôi.

Như vậy, trong 6 tháng, cá tra phải gánh chịu gần chục loại bệnh và dường như lúc nào cũng được bổ sung thuốc các loại.

Mỗi ao nuôi rộng 1 ha, trung bình có 2 công nhân chăm sóc thì chỉ cần cá bệnh là làm cả ngày không hết việc, bao gồm vớt cá chết, trộn thuốc, cho ăn…

Một số nông dân nuôi cá tra nhiều năm cho rằng, cá tra bây giờ khó nuôi, nếu như lúc trước tỷ lệ hao hụt trung bình chỉ 20% thì bây giờ có thể lên đến 40% là bình thường, thậm chí có những ao phải thả giống lại nhiều lần vì chết gần hết.

Nghề nuôi cá tra ở Việt Nam đã đạt tới một trình độ cao nhất định, với quy mô nuôi công nghiệp như vậy thì không thể nuôi cá mà không phát sinh dịch bệnh.

Tuy nhiên, cần có những định hướng, cũng như giải pháp mang tính hệ thống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh.


Related news

Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ

Saturday. July 14th, 2012
Trồng Rau Màu Sạch Trồng Rau Màu Sạch

Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, tăng năng suất đem lại lợi nhuận thì việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều người dân. Vì vậy, thời gian qua, thị trấn Trà Lồng, huyện Long Mỹ đã vận động thành lập các tổ, nhóm sản xuất để hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho bà con nông dân, trong đó có câu lạc bộ (CLB) trồng rau màu sạch ở ấp Khánh Hưng 1

Friday. February 10th, 2012
Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.

Saturday. July 14th, 2012
Các Phương Pháp Nuôi Hàu Các Phương Pháp Nuôi Hàu

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Saturday. July 14th, 2012
Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Monday. December 19th, 2011