Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Cá chiên thích nghi rất tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, do đó có thể nhân mô hình ra trên diện rộng.
Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.
Dự án triển khai tại hồ Khe Đá ở xóm Đức Quang, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10 lồng nuôi, tương đương 100 m3. Sau 20 tháng nuôi đã thu được 2.562 kg cá chiên thương phẩm; trung bình đạt 1.220 g/con; tỷ lệ sống khá cao (64%); năng suất đạt 25,6 kg/m2. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho cá chiên nuôi trong lồng là 6,7, thấp hơn so với một số mô hình nuôi cá nước ngọt ở các địa phương khác.
Dự án đã thu lợi nhuận ròng 96,71 triệu đồng, bình quân thu lợi trên 4,8 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả trên cho thấy, cá chiên thích nghi tốt trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên các hồ nước ngọt, có thể nhân ra trên diện rộng.
Related news

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.

Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.

Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.