Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Tận dụng nguồn cá linh tại chỗ, bà Lê Thị Thương ở ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) nuôi cá bông đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ.
Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".
Theo bà Thương, phải chọn nguồn giống tốt, thức ăn cho cá phải sạch. Từ khi thả nuôi đến khi cá 1 tháng tuổi phải cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Thời gian sau đó cá đã lớn dần thì cho ăn nguyên con, chủ yếu là cá tạp đánh bắt trong mùa lũ. Nếu thức ăn là cá biển thì phải băm nhỏ trước khi cho ăn. Từ tháng thứ 3 trở đi cá bông rất háu ăn và mau lớn.
Hiện mỗi ngày bà cho cá bông ăn từ 100 - 150 kg cá mồi, chia làm 2 lần. Cá bông từ khi thả nuôi đến thu hoạch từ 6 - 7 tháng, trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con, giá bán từ 40.000 - 60.000 đ/kg.
Bà Thương chia sẻ, để tránh thất thoát, cần theo dõi nguồn nước và thời tiết để đề phòng bệnh cho cá. Thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Ao nuôi có độ sâu từ 2,5 - 3 m. Trước khi thả giống phải vét bùn, cải tạo ao. Cá bông nuôi bằng cá linh rất ít bệnh và mau lớn.
Ngoài ra, mỗi năm bà Thương còn SX cá bột để cung ứng cá giống cho các hộ nuôi trong vùng từ 300.000 - 500.000 con với giá bán 500 đ/con (1 tháng tuổi). Nhờ vậy nguồn thu nhập của gia đình bà tăng lên đáng kể.
Related news

Thực hiện chương trình khuyến ngư năm 2013, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp với quy mô 9.000 m2 tại các hộ thuộc huyện Gia Viễn. Sau 8 tháng triển khai, mô hình đã hoàn thành và cho kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.