Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Báo cáo của UBND huyện Phú Tân (Cà Mau), từ đầu năm đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thêm 700 ha, vượt trên 30% kế hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện lên gần 2.000 ha.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Đi kèm với việc phát triển diện tích, do tình trạng thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạch của một bộ phận người dân, nên diện tích tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, trên 450 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch ở giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi. Gần 160 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bị nhiễm bệnh phải thu hoạch hoặc xử lý tại đầm nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn dẫn đến tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Related news

Niên vụ mía năm 2015 - 2016 này nông dân tỉnh Trà Vinh đã trồng được hơn 4.430 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần. Hiện nay bà con đã bắt đầu thu hoạch.

Phân bón giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của những doanh nghiệp chân chính.

Tại Khu thực nghiệm (Trường đại học An Giang) đang trồng cây chuối trăm nải và đã có buồng.

TX. Cai Lậy (Tiền Giang) trồng trên 1.000 ha sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, tập trung nhiểu ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa và Phú Quí.

Hàng trăm hộ nông dân ở xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã ăn nên làm ra nhờ ớt. Bởi, giá ớt có hạ thấp hết cỡ thì vẫn cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cây lúa.