Nông sản Việt thấm đòn nhân dân tệ
Dù đã lường trước, nhưng việc đồng nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá đã giáng những cú đấm rất mạnh vào doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.
Ông Trần Phước Long - Giám đốc một công ty nông sản ở Vĩnh Long than thở trên báo chí: “Phía Trung Quốc đang đề xuất doanh nghiệp Việt Nam giảm giá kể cả phải phá bỏ hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, nếu không họ sẽ giảm số lượng nhập hoặc tìm kiếm nhà xuất khẩu khác. Thời gian qua xuất khẩu gạo không hề dễ dàng, nay thêm sức ép này nữa DN không biết xoay xở thế nào”.
Công ty của ông Long mỗi năm thông quan 3-4 triệu tấn gạo theo đường tiểu ngạch. Và việc phá giá đồng NDT đang khiến DN phải chịu “thiệt hại kép”: Giao dịch với “bạn” bằng NDT- đổi sang USD để kê khai thuế tại hải quan cửa khẩu, và sau đó bán lấy tiền VND.
Thiệt hại kép từ “cú đòn kép”: Phá giá đồng NDT. Và bị ép trắng trợn. Chưa kể đến mối lo sắp trở thành hiện thực là các “đối thủ truyền thống” từ Thái Lan, từ Philippines, từ Campuchia nhân cú ngã ngựa này sẽ vượt lên chiếm lĩnh thị trường.
Và trong “cuộc chiến tiền tệ”, DN Việt phải hứng cả những cú “đòn dưới thắt lưng”.
Chẳng hạn các đầu mối trung gian nhập khẩu từ phía “bạn” đang tự tung tự tác “té nước” ăn theo đồng NDT khi buộc các DN Việt xuất hàng đi Australia, Hàn Quốc, Đức... qua họ phải thanh toán theo NDT.
Tại sao DN Việt bị ép trắng trợn, bị “ăn đòn dưới thắt lưng”? Câu trả lời ai cũng thừa biết. Vì chúng ta có những mặt hàng nông sản xuất khẩu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường: 460.000-500.000 tấn cao su nguyên liệu, tức là ½ tổng sản lượng cao su xuất khẩu là xuất vào thị trường Trung Quốc; 38,1% trong số 3,72 triệu tấn gạo Việt Nam đã xuất khẩu là vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nhập khẩu ngót nghét 90% tổng số lượng sắn xuất khẩu.
Còn hàng thủy sản, sau cú sốc euro và yen Nhật, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm 17%, nay tiếp tục khó có thể cạnh tranh ngay với các đối thủ “truyền kiếp”: Trung Quốc và Thái Lan.
Có người nói nông sản xuất khẩu Việt còn chưa khỏi ốm sau những cú sốc yen Nhật, euro, lại phải tiếp tục thượng đài ngay cả khi cánh tay còn chưa nâng lên nổi. Và kết quả của cuộc chiến không cân sức này là người chịu thiệt hại, người bị ép cuối cùng, rút cục vẫn là người nuôi trồng, người sản xuất. Vẫn chỉ là nông dân mà thôi. Làm gì để cứu nông dân? Câu trả lời quá dễ. Nâng cao chất lượng nông sản- để có thể tới khắp nơi trên thế giới. Mở rộng thị trường khó tính nhưng giá trị cao- để thoát khỏi sự lệ thuộc vào một thị trường…
Chỉ có điều, lý thuyết ấy không biết bao giờ mới trở thành thực tế!
Related news
Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.
Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.
Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.
Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.
Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.