Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.
Hiện, tổng diện tích cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc trên toàn tỉnh đạt 1.700 ha, với tổng sản lượng hằng năm ước 340.000 tấn, đáp ứng trên 25% nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc.
Tại các huyện vùng cao, như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, hầu hết hộ chăn nuôi đều chủ động thu gom rơm vụ mùa phơi khô, tận dụng vỏ bắp ngô, ủ chua cỏ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong những ngày giá rét.
Tính đến nay, mỗi huyện gieo ít nhất 10 ha ngô dày làm thức ăn bổ sung cho gia súc ở các xã chăn nuôi trọng điểm, xã có nguy cơ gia súc bị chết đói, chết rét trong mùa đông.
Hiện, toàn tỉnh có gần 30.000 hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc, đảm bảo phòng, chống rét, chiếm 45,4% số hộ chăn nuôi.
Related news
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.
Cùng với cây hành, cây tỏi và các loại cây trồng vật nuôi khác, trong những năm qua nhiều người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển mô hình chăn nuôi bò. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi mà còn có thể góp phần giúp người dân tự túc được một phần thực phẩm.
Trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đang được tuyên truyền, nhân rộng.
Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.