Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông nghiệp đối mặt El Nino lịch sử 60 năm

Nông nghiệp đối mặt El Nino lịch sử 60 năm
Publish date: Tuesday. November 3rd, 2015

Hệ thống kênh cấp 2 ở ĐBSCL cạn kiệt, đứng trước nguy cơ hạn, mặn xuất hiện sớm và gay gắt hơn nhiều năm trước

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, từ cuối năm 2014 đến nay, do ảnh hưởng của EL Nino, lượng mưa, dòng chảy sông, suối ở hầu hết các khu vực đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Hiện tại, dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phần lớn đều thấp hơn cùng kỳ năm 2014.

Có khả năng cường độ của El Nino sẽ mạnh kỷ lục như hồi năm 1997/1998 và xác suất kéo dài đến hết mùa đông xuân 2015/2016 là 90%.

Nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết: “Hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9 chúng tôi dự báo đỉnh lũ năm nay sẽ xảy ra vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 và đỉnh lũ thấp hơn trung bình nhiều năm.

Thời điểm đó, chúng tôi dự báo mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức 3 m, dưới báo động một là 0,5 m.

Nhưng đến giữa tháng 10, mực nước cao nhất đo được ở Tân Châu là 2,55 m, thấp hơn dự báo và có thể nói là ĐBSCL hoàn toàn không có lũ”.

Trong khi đó, các hồ chứa ở miền Đông Nam bộ cũng đang thiếu nước trầm trọng.

Cụ thể, mực nước hồ Dầu Tiếng thực đo ngày 26.10 là 21,72 m, thấp hơn trung bình nhiều năm gần 2,7 m; Trị An 59,19 m (-2,81 m); Thác Mơ 212,09 m (- gần 6 m).

Hiện nay đã vào cuối mùa mưa nên trên sông Cửu Long và các hồ chứa gần như không còn khả năng tích thêm nước.

Ông Dũng cũng cho biết thêm, có thời đoạn tại vùng thượng nguồn mực nước trên sông Mê Kông thấp hơn mực nước thấp nhất lịch sử ở cùng thời kỳ từ 1 - 2 m, còn khu vực đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm từ 1,5 - 1,8 m.

Nguyên nhân là cuối năm 2014 hiện tượng El Nino đã xuất hiện, tạo ra nền nhiệt cao, gây mưa muộn và lượng mưa thấp.

Năm nay miền Bắc trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, còn Nam bộ mưa đến rất trễ.

Trong khi đó đến đầu tháng 9 vừa qua, lượng mưa ở thượng Lào và trung Lào đã giảm, chỉ có khu vực nam Lào và Campuchia còn mưa.

Cụ thể, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông phổ biến thiếu hụt 30 - 50% so với trung bình nhiều năm.

Từ đó, lượng dòng chảy đo được tại các trạm chính phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm 35 - 48%.

Ngoài nguyên nhân mưa ít, lũ thấp còn có nguyên nhân chủ quan từ phía con người.

Do lượng nước ít nên các hồ chứa, đập thủy điện tích cực trữ nước phục vụ cho mục đích của họ, dẫn đến làm lượng nước tự nhiên trên sông giảm thêm.

Lưu lượng nước về các hồ chứa ở thượng nguồn ít hơn trung bình nhiều năm từ 25 - 45%.

Nguy cơ hạn hán, thiếu nước ngọt vào mùa khô 2016 ở Tây nguyên, Nam bộ và Trung bộ là điều khó tránh khỏi.

Khẩn cấp ứng phó

Trước tình hình đó, mới đây Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát ban hành chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.

Theo đó, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các địa phương rà soát tình hình, đánh giá khả năng tác động của hạn hán, xâm nhập mặn tới các ngành sản xuất, đời sống của nhân dân;

Xây dựng các kế hoạch ứng phó; giảm tối thiểu thiệt hại, ổn định sản xuất, thu nhập và đời sống của nhân dân trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý; ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao.

Chỉ thị cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, kịp thời cảnh báo cho các địa phương và cơ quan liên quan; hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Đồng thời phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các sở NN-PTNT thống nhất kế hoạch điều tiết các hồ chứa thủy điện bổ sung nước cho vùng hạ du.

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi; hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình; đặc biệt tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu và hưởng ứng hành động trong sản xuất nông nghiệp; các địa phương chủ động bố trí, điều chỉnh kế hoạch gieo trồng.

El Nino ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ?El Nino (tiếng Tây Ban Nha) là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.

Chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino từ 2 - 7 năm, có khi trên 10 năm.

Thời gian xuất hiện trung bình của một hiện tượng El Nino là 11 tháng, dài nhất 18 tháng (El Nino 1982 - 1983).

Tại Việt Nam, trong điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía bắc.

Những năm El Nino, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường khoảng 27%, mùa bão kết thúc sớm hơn bình thường.

Thâm hụt lượng mưa hầu hết các vùng trong cả nước (rõ rệt nhất là bắc Trung bộ); phần lớn các trạm có dòng chảy năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể giảm tới 50 - 60%.

Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ đông xuân giảm so với vụ trước đó, nhất là ở vùng trung du Bắc bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng, nhất là ở vùng bắc Trung bộ.

Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt xuất huyết cũng có quan hệ với hiện tượng El Nino.

Đợt El Nino 1997 - 1998, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có dịch sốt xuất huyết với tỷ lệ bình quân 306/100.000 người.


Related news

Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Tuesday. July 9th, 2013
Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Tuesday. July 9th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Tuesday. July 9th, 2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Tuesday. July 9th, 2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Tuesday. July 9th, 2013