Nông Dân Vĩnh Châu Đẩy Nhanh Cải Tạo Ao Tôm, Khống Chế Dịch Bệnh

Sức hấp dẫn về giá cả và sức bật về kinh tế từ con tôm nhiều năm qua luôn hấp dẫn người dân trong việc duy trì mô hình này, đặc biệt là trong vài năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng ngày càng có sức hút mạnh vì thời gian nuôi ngắn hơn con tôm sú, tỷ lệ thành công cao.
Từ hiệu quả của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở năm 2013, nhiều hộ nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu đã thả giống nối tiếp không ngắt vụ dẫn đến những hệ lụy cho vụ nuôi năm 2014. Trước những diễn biến bất lợi từ môi trường và thời tiết từ những tháng đầu năm 2014 đến nay đã làm tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát.
Là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng nên trước những diễn biến bất thường của thời tiết, cộng với sự xuất hiện của bệnh đốm trắng, gan tụy trên tôm, mới đây, tỉnh Sóc Trăng đã Quyết định công bố dịch bệnh đốm trắng ở tôm nuôi trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng thì việc công bố nhằm ngăn ngừa thiệt hại cho người dân, giúp người dân giảm thiệt hại trước diễn biến khó lường của bệnh tôm có thể lan rộng do tác động của thời tiết trong thời gian qua; cũng như đẩy nhanh việc khống chế và dập tắt dịch bệnh, giúp người dân và ngành chức năng địa phương có thời gian cải tạo ao nuôi và có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thả nuôi sắp tới, đặc biệt là không để dịch bệnh lây lan sang nơi khác…
Kế hoạch năm 2014, tỉnh Sóc Trăng sẽ thực hiện thả nuôi 45.000 ha tôm nước lợ. Hiện tại, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm đầu vụ được 5.200 ha/45.000 ha, thiệt hại 1.500 ha, chủ yếu do bệnh đốm trắng và gan tụy, tập trung chủ yếu trên con tôm thẻ chân trắng.
Theo ông Lê Minh Trường – Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng thị xã Vĩnh Châu cho biết, hiện nay có trên 60% diện tích tôm bị thiệt hại, chủ yếu là con tôm thẻ. Theo lịch thời vụ thì con tôm thẻ bắt đầu cho thả từ ngày 25/11/2013 và cho đến ngày 31/12/2013, sau đó chúng tôi khuyến cáo bà con ngưng lại, không thả nuôi và sẽ bắt đầu thả nuôi từ ngày 01/4/2014, cùng một lượt với con tôm sú.
Có thể thấy, nguyên nhân của việc dịch bệnh xuất hiện sớm trong năm nay, bên cạnh các yếu tố bất lợi từ môi trường thì việc chủ quan của người dân chính là những yếu tố làm cho tình hình dịch hại phát triển nhanh chóng, vì đa phần người nuôi tôm thẻ không chịu cải tạo ao nuôi sau vụ nuôi mà giữ lại nước trong vuông tôm rồi thả tiếp.
Đáy ao bẩn và không được vệ sinh kỹ càng làm cho dịch trên tôm bùng phát. Hiện phòng Kinh tế Hạ tầng thị xã Vĩnh Châu đang tập huấn cho bà con chung quanh việc cải tạo và xử lý môi trường để chuẩn bị cho vụ nuôi bắt đầu từ ngày 01/4/2014 sắp tới; đồng thời, công tác kiểm tra chất lượng con giống luôn được tăng cường.
Trước mắt, phòng Kinh tế Hạ tầng thị xã Vĩnh Châu yêu cầu các trại giống và điểm cung cấp giống tạm thời ngưng sản xuất và bán con giống cho người dân, để người dân có thời gian phơi ao và cải tạo ao kỹ càng, rồi dựa trên lịch thời vụ của ngành chức năng khuyến cáo mới thả nuôi tiếp.
Với những khuyến cáo của ngành chức năng, sự thận trọng của người dân trong việc cải tạo lại diện tích ao nuôi trong thời gian gần đây, cùng kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ dân, hy vọng người dân Vĩnh Châu nói riêng và các vùng nuôi tôm khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung sẽ có được những vụ mùa tôm bội thu và trúng giá.
Related news

Ngày 26.11, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đối thoại với các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành về việc cá bè xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu chết hàng loạt trong thời gian dài khiến người nông dân điêu đứng.

Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, trong 11 tháng năm nay, nhập khẩu ngô đã đạt mức kỷ lục là 6,56 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,43 tỷ USD, tăng 58,5% về khối lượng và tăng 34,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Những người trồng chuối Hưng Yên hiện đang vui mừng vì chuối liên tục được giá. Thời điểm này, dù chuối vẫn còn non nhưng nhiều thương lái đã đến vườn đặt cọc.

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, cả người dân và các đơn vị tham gia bảo hiểm đều không hào hứng với chính sách này.

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công (1 công = 1.000m2) trồng chuối xiêm, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.