Nông dân trồng khoai lang lỗ nặng

Anh Lê Công Bình, ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược, huyện Bình Tân có chưa đầy 1 ha đất trồng khoai, sau khi thu hoạch bán lỗ trên 60 triệu đồng. Anh cho biết: "Năm trước, tôi bán khoai giá 500 ngàn đồng/tạ, còn năm nay khi mới vào vụ thu hoạch đã rớt giá. Tính "neo" chờ giá lên không ngờ gần 2 tháng qua, càng đợi, giá càng đi xuống. Đến nay, ruộng khoai đã hơn 6 tháng nên buộc lòng phải bán...".
Năm vừa rồi cũng với diện tích 7 công khoai, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí hộ anh Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) còn lãi trên 50 triệu đồng. Năm nay anh đầu tư tiếp, khoai cho năng suất 40 tạ/công, bán với giá 120 ngàn đồng/tạ (khoai lựa, loại 1), 5 ngàn đồng/tạ (loại 3), trong khi chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí đầu tư, nhân công, anh lỗ hơn 40 triệu đồng…
Còn trường hợp của anh Nguyễn Văn Chiến ở ấp Tân Thạnh, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), sau năm đầu tiên "ngậm trái đắng", để có vốn trồng khoai phải vay ngân hàng. Với 12 công khoai vừa thu hoạch xong, anh Chiến nghẹn ngào nói: Năm rồi là vụ đầu tiên nên năng suất rất thấp, bị sâu bệnh nhiều nên chỉ bán với giá 120 ngàn đồng/tạ, thu hoạch xong thua lỗ mấy chục triệu đồng. Năm nay học hỏi kỹ thuật nên khoai cho năng suất trên 50 tạ/công, nhưng muốn bán được phải đợi đến hơn 5 tháng, mà giá có 60 ngàn đồng/tạ, trong khi chưa tính tiền thuê đất chi phí đã 8 triệu đồng/công rồi. Không biết lấy gì để trả nợ vay đây!
Theo nhiều hộ nông trồng khoai, hằng năm, khoai bán được giá thương lái cũng không đòi hỏi chất lượng khoai nghiêm ngặt như hiện tại. Đối với những củ khoai lớn, đủ loại hình dáng vẫn bán được. Năm nay chỉ bán được khoai có trọng lượng từ 50 gam đến 400 gam/củ, hình dáng đẹp, tính ra mỗi tạ khoai bị loại gần phân nửa (khoảng 40% bị loại).
Ông Phạm Văn Chuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lược, cho biết: Năm 2014 diện tích khoai lang của toàn xã chỉ 180 ha, năm nay đã tăng lên khoảng 320 ha. Đầu vụ khoai thương lái thu mua với mức giá 700 đến 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện nay khoai tốt chỉ còn 85 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng/tạ. Trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra vốn đầu tư từ 11 đến 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 đến 6 triệu đồng nữa. Hướng tới địa phương sẽ tuyên truyền, vận động nông dân chuyển sang trồng mè, hành lá vì những loại cây này cho thu nhập khá hơn, giá cả ổn định, không bị thương lái chi phối quá nhiều về đầu ra như khoai lang.
Related news

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.