Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Lên Nhờ… Rơm Rạ

Khá Lên Nhờ… Rơm Rạ
Publish date: Friday. June 13th, 2014

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

Đến nhà anh Tùng (cặp kênh Ông Cò), thấy ngay đống rơm áng ngữ trước cửa, cặp bên nhìn giống cái kho chứa lúa, nhưng lại được phủ kín bởi những tấm che màu xám xịt. Bên trong là những tấm kệ cây (kích cỡ 2m x 4m), chất đầy những giề nấm rơm liền kề đang chờ thu hoạch.

Anh Tùng khoe: “Đây là đợt thứ 2 trong chu kỳ 45 ngày từ lúc ủ rơm cho đến thu hoạch, năng suất tuy có thấp hơn nhưng bù lại bán được giá 80.000 đồng/kg, thậm chí đến 100.000 đồng/kg khi rơi vào dịp rằm và ngày ba mươi hàng tháng. Tôi có 2 trại trồng nấm rơm (trừ chi phí mua rơm, meo và phân bón), bình quân 50 ngày bỏ túi từ 3 đến 4 triệu đồng.

Đó là chưa kể sau khi thu hoạch xong đợt 2, tôi lấy rơm đã “nuôi” nấm, bán mỗi bao 2 giạ từ 15.000 đến 20.000 đồng, tính ra cũng bạc triệu. Vừa rồi, do học được cách “chế” loại rơm “hết đát” này thành “phân bón lúa” (đã thử nghiệm) nên tôi không bán mà giữ lại bón cho 10 công ruộng”.

Anh Tùng cho biết, mỗi công rơm qua ủ men đợt đầu khoảng 25 ngày cho ra cỡ 30kg nấm, đợt sau khoảng 20 ngày thu hoạch khoảng 20kg nữa, tuy có cực nhưng thu nhập cao hơn nhiều lần so trồng lúa. Tới đây, anh sẽ cất thêm 1 trại trồng nấm khoảng 300m2 để mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời chia đều thời gian ủ rơm, bảo đảm trong năm liên tục có sản phẩm bán.

Khi hỏi đã trồng nấm trong nhà, sao lại còn che kín mít? Anh Tùng cho biết: “Nghề nào cũng có “bí quyết”, ngay cả kê thành kệ trồng nấm trong nhà cũng phải qua tìm tòi, học hỏi. Trước đây, tôi và bà con đều trồng nấm dưới nền đất vừa tốn mặt bằng, năng suất thấp, còn nay trồng trong nhà vừa mở rộng được mặt bằng (kê nhiều tầng), năng suất lại cao do khống chế được nhiệt độ, xử lý phân, không sợ bị mưa dầm, hoặc trời quá nóng sẽ làm mất mùa…”.

Là người đầu tiên ở xã trồng nấm rơm trong nhà, anh Tùng còn là nông dân sản xuất giỏi, có tay nghề trồng nấm bào ngư, nhưng thấy trồng nấm rơm hiệu quả hơn nên tập trung vào mô hình mới này. “Anh Tùng rất chịu khó tìm tòi học hỏi, có ý chí vươn lên, trở thành tấm gương được nhiều người mến phục.

Dù chưa giàu nhưng gia đình anh thuộc loại khấm khá do chịu khó làm ăn, 2 con đều học chăm ngoan. Khi địa phương mở lớp tập huấn hay trình diễn kỹ thuật về nông nghiệp, hoặc nghe đâu đó dạy các mô hình làm ăn anh đều sốt sắng tìm cách tham gia” - Trưởng ấp Trung Bình Nhì Trần Thanh Hà cho biết.

Tại xã Vĩnh Trạch, ngoài 4 hộ trồng nấm rơm trong nhà, 111 hộ nuôi bò vỗ béo, 8 hộ nuôi dê… còn rất nhiều nông dân mạnh dạn chuyển từ sản xuất lúa sang trồng dưa leo, bầu, bí, các loại màu thu nhập cao và ổn định. Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch Nguyễn Hữu Chí cho biết: “Từ các mô hình trên, không ít hộ thoát nghèo và nhiều hộ khấm khá.

Riêng nuôi bò vỗ béo đang được nhiều bà con chọn lựa với trên 60 hộ tự nuôi và 51 hộ được xã cho mượn vốn không lãi (15 triệu đồng/hộ) từ nguồn vận động và bảo lãnh vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển. Tới đây, chúng tôi tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất, nhất là phi nông nghiệp, đồng thời tìm nguồn vật chất để hỗ trợ nông dân, ưu tiên cho hộ nghèo và cận nghèo vươn lên”.


Related news

Nông Dân Lại Đổ Xô Trồng Tiêu Nông Dân Lại Đổ Xô Trồng Tiêu

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Saturday. November 29th, 2014
Cà Mau Lo Dịch Bệnh Trên Tôm Bùng Phát Cà Mau Lo Dịch Bệnh Trên Tôm Bùng Phát

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

Monday. June 30th, 2014
Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.

Saturday. November 29th, 2014
Đắk Lắk Sử Dụng Nước Thải Biogas Tưới Tiêu Cho Vườn Hồ Tiêu Đắk Lắk Sử Dụng Nước Thải Biogas Tưới Tiêu Cho Vườn Hồ Tiêu

Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.

Monday. June 30th, 2014
Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

Saturday. November 29th, 2014