Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Trồng Đao Riềng Điêu Đứng Vì Giá Thấp

Nông Dân Trồng Đao Riềng Điêu Đứng Vì Giá Thấp
Publish date: Monday. December 30th, 2013

Dịp cuối năm, trong khi hàng loạt các loại hàng hóa tiêu dùng thi nhau tăng giá, các sản phẩm chăn nuôi, nông nghiệp khác cũng bị thương lái găm hàng đẩy giá lên thì lại xảy ra một nghịch lý với cây đao riềng.

Vụ năm nay ở Yên Bái, giá xuống thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Nông dân thu hoạch đao riềng mà buồn. Hy vọng về một cái tết tươm tất với nhiều hộ nông dân đã không còn…

Nông dân đua nhau mở rộng diện tích

Những ngày cuối năm, người dân các xã ven sông Hồng từ Minh Quân, Minh Tiến, Quy Mông (Trấn Yên - Yên Bái) đến Xuân Ái, Hoàng Thắng (Văn Yên)… đang tấp nập thu hoạch đao riềng.

Trong một vài năm trở lại đây, cây đao riềng được giá, nông dân các xã ven sông Hồng đua nhau mở rộng diện tích từ vài chục héc-ta nay đã lên tới hàng trăm héc-ta. Riêng huyện Trấn Yên, diện tích đã lên tới 90ha, sản lượng hàng năm trên 60.000 tấn. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ đang bế tắc, dẫn đến một điều tất yếu như đã xảy ra đối với nhiều loại cây khác: được mùa rớt giá.

Nếu như vụ trước, đao riềng được mùa lại được giá, hộ trồng ít cũng thu về hàng chục triệu đồng, hộ trồng nhiều kết hợp với thu mua và sơ chế bột đao thì có thu nhập tới cả trăm triệu đồng thì năm nay, giá xuống thấp, lợi nhuận chưa bằng một nửa.

Gia đình ông Thanh ở xã Quy Mông vụ này có 5 sào trồng cây đao riềng. 5 sào đao nhà ông năm nay thu được sản lượng hơn 12 tấn đao củ. Nếu như với giá bán từ 1.200 - 1.300 đồng/kg củ như vụ trước thì gia đình ông Quyết cũng thu về trên 15 triệu đồng. Nhưng năm nay, giá xuống chỉ còn 500 đồng một cân nên ông chỉ thu về được 6 triệu đồng.

Ông Thanh cho biết: “Tôi không nghĩ giá năm nay lại xuống thấp như vậy. Trừ chi phí thì vụ năm nay cũng chẳng lãi được bao nhiêu”.

Tương tự, hộ bà Lê Thị Dung ở xã Quy Mông có hơn 10 sào đất soi bãi màu mỡ ven sông Hồng trồng đao riềng. Ước tính vụ năm nay, gia đình bà thu gần 30 tấn củ. Vụ trước, bà thu được 32 triệu đồng. Vụ năm nay, bà chỉ bán được 15 triệu đồng. Mới chỉ chuyển sang trồng cây đao riềng được 3 vụ gần đây nhưng cuộc sống của gia đình bà Dung đã khá lên trông thấy vì so với trồng lúa và các loại cây rau màu khác, giá trị kinh tế của cây đao riềng cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, giá cả bấp bênh khiến tâm lý của bà và những hộ dân khá lo lắng. Bà Dung cho biết: “Ba năm nay trồng đao riềng, tôi thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác và tôi vẫn có thể trồng xen thêm 1 vụ ngô. Tuy giá năm nay xuống thấp nhưng tôi dự định trong năm tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng đao để tăng thu nhập. Tôi hy vọng sang năm giá sẽ cao hơn!”.

Tìm hướng đi cho cây đao riềng

Không thể phủ nhận rằng, đã có thời gian, cây đao riềng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, không có quy hoạch, không có sự quan tâm tìm kiếm mở rộng thị trường nên đã dẫn đến hậu quả như hiện nay, nông dân chết đứng vì giá thấp.

Tránh tình trạng bị ép giá sản phẩm từ các thương lái, đầu mối tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, các ngành chức năng, các địa phương cần quan tâm quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp; cần tổ chức thành lập đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về cơ chế đầu tư, hình thức kinh doanh bền vững ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn...

Song song là mở rộng thị trường tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh; xúc tiến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, đại lý bán hàng, doanh nghiệp, tư nhân... nhằm đảm bảo nguồn tiêu thụ hợp lý. Cần thiết phải có một tổ chức liên kết các hộ nông dân trồng cây đao riềng, có thể là thành lập các hợp tác xã sản xuất, chế biến đao riềng với mục đích liên kết các cơ sở chế biến tinh bột dong, sản xuất miến, tạo thành một khối thống nhất đoàn kết, tương trợ, hợp tác cùng có lợi, tạo điều kiện để tiêu thụ toàn bộ sản phẩm củ dong riềng ở địa phương do người dân làm ra, bình ổn giá thu mua đầu ra, đầu vào.


Related news

Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.

Thursday. March 7th, 2013
Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi và lãnh đạo các sở, ngành đã có đợt khảo sát thực tế vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ở đây đều gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh và tình hình dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

Friday. March 8th, 2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Từ Dự Án Nuôi Bò

Dự án bò Heifer do Hội Nông dân (ND) Long An và Công ty Heifer triển khai tại huyện Thủ Thừa (Long An) đang mang lại những kết quả tích cực. Từ con bò giống mượn của dự án, nhiều hộ đã có tài sản tích lũy.

Saturday. July 13th, 2013
Chủ Động Nước Tưới Để Tăng Năng Suất Cây Mía Chủ Động Nước Tưới Để Tăng Năng Suất Cây Mía

Thời tiết khô hạn kéo dài khiến năng suất, sản lượng mía niên vụ 2012 - 2013 ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, những diện tích mía đủ nước tưới vẫn có năng suất cao hơn năng suất trung bình 30 - 40%.

Tuesday. April 23rd, 2013
Triển Vọng Nuôi Hàu Thương Phẩm Triển Vọng Nuôi Hàu Thương Phẩm

Đầu năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi hàu thương phẩm ven biển. Đến thời điểm này, có thể xem đây là hướng nuôi thủy sản triển vọng, vừa tận dụng nhiều diện tích mặt nước ven biển vừa tạo thu nhập cao cho người nuôi.

Monday. August 19th, 2013