Nông Dân Phước Vinh Khổ Vì Mì Ngập Nước

Những ngày đầu tháng 7 này, trên các tuyến đường nông thôn thuộc các ấp Phước Thạnh, Phước Lập, Phước Lộc (xã Phước Vinh, huyện Châu Thành - Tây Ninh), nhiều hộ gia đình đang tất bật tranh thủ thu hoạch khoai mì.
Ông Nhân - một nông dân ở ấp Phước Lộc cho biết, vì ruộng mì bị mưa gây ngập úng nên mặc dù mì chưa đủ tuổi cũng phải nhổ lên để bán. Vụ này ông Nhân có trên 30 ha mì bị ngập nước, thiệt hại ước trên 300 triệu đồng.
Các đám mì của anh Nguyễn Văn Hớn (0,7 ha), anh Lê Văn Tủng (trên 1 ha), Huỳnh Văn Tâm (0,6 ha) gần đấy cũng đều bị thiệt hại nặng, chỉ còn trơ lại cây.
Ông Đỗ Văn Dũng- Trưởng ấp Phước Lộc cho biết, hiện nay người dân trong ấp đang khốn đốn vì mưa gây ngập úng làm hư hết mì. Kêu lái đến bán đổ bán tháo nhưng không ai dám mua vì mì chưa đến tuổi, chữ bột chẳng có bao nhiêu. Người dân đành ngậm ngùi nhìn mì bị thiệt hại. Chính gia đình ông Dũng cũng bị thiệt hại trên 20 triệu đồng do mì bị ngập gâ úng, thối củ.
Anh Nguyễn Minh Đắng- 37 tuổi cho biết, hiện nay chỉ có lò mì ở xã Hoà Hiệp thu mua củ mì, nhưng giá mua chưa tới 2.000 đồng/kg 30 chữ bột; còn mì của người dân giờ chỉ có 20 chữ bột thì bán chỉ được 1.300 đồng/kg, “nếu trừ công xe thì nông dân chỉ còn thu được 900 đồng/kg, lỗ là cái chắc”- anh Đắng ngậm ngùi nói.
Trong những năm qua, tình trạng trồng mì tràn lan, mạnh ai nấy trồng - cả trên đất trũng nên mới xảy ra tình trạng thiệt hại nặng nề khi có mưa sớm, mưa nhiều. Ngành chức năng cần có biện pháp khuyến cáo để nhà nông hạn chế được thiệt hại trong sản xuất, trồng trot.
Related news

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.