Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phú Yên Vất Vả Diệt Chuột

Nông Dân Phú Yên Vất Vả Diệt Chuột
Publish date: Saturday. February 15th, 2014

Hơn tháng qua, nông dân ở các xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Hòa An (Phú Hòa, Phú Yên) phải nhiều đêm thức trắng để ra đồng diệt chuột. Nhờ vậy, tình trạng chuột cắn phá lúa đã phần nào được ngăn chặn.

Thức đêm đặt bẫy

Từ khi sạ lúa đông xuân đến nay, cứ vào lúc sẫm tối, ông Phạm Tấn Thanh ở thôn Minh Đức (xã Hòa Kiến) lại mang theo hàng trăm bẫy bán nguyệt ra cánh đồng trước nhà đặt để bắt chuột. Đến khuya, ông lại lặn lội từ nhà ra ruộng thăm bẫy, thu gom chuột dính bẫy.

Trung bình 1 đêm bắt 30 con chuột, nên từ khi gieo sạ đến nay, ông đã diệt trên 1.000 con chuột. Với thành tích này, ông Thanh được người trong thôn phong là “vua diệt chuột”. Ông Thanh chia sẻ: “Chuột thường cắn phá lúa vào ban đêm nên muốn diệt chúng, mình phải chịu khó thức đánh bẫy mới bắt được. Đặc tính của chuột là đa nghi nên đặt bẫy phải di dời bẫy thường xuyên mới bắt được nhiều chuột”.

Trên cánh đồng Cây Da, Cây Duối (xã Hòa Kiến), ban đêm bẫy bán nguyệt được đặt khắp các thửa ruộng. Ông Nguyễn Trọng Tài đang thu gom bẫy cho hay: “Trước đây, nhiều diện tích lúa của các xã Bình Kiến, Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) dọc theo tuyến tránh quốc lộ 1, chuột đào hang ẩn nấp trong các mô đất cạnh kẽ đá, người bắt không thể phá hết được các hang ổ nên chuột vẫn duy trì mức sinh sản nhiều, cắn phá lúa tả tơi.

Vào đầu vụ sản xuất, nông dân đã ra quân diệt chuột, nhưng do địa hình phức tạp, lại không tiến hành đồng bộ nên chuột di chuyển từ vùng này đến vùng khác. Hiện nay, nông dân dùng bẫy bán nguyệt, ai cũng ra quân đồng loạt nên chuột giảm, lúa phát triển thuận lợi”.

Trước đây, không có đám ruộng nào là không có dấu răng của chuột. Có năm, chuột tấn công dữ dội từ khi cây lúa vừa ra lá non; nhiều đám ruộng lúa hiện ra những khoảnh đất trống to bằng cái sàng, cái nong. Giải pháp đầu tiên cứu lúa khỏi bị chuột cắn là nông dân dùng thuốc đánh bả nhưng chuột không ăn; một số người tranh thủ lấy nước vào ruộng cho “ngập lụt” để ngăn chuột từ bờ bò vào.

Thế nhưng do ruộng nằm ở cuối kênh thủy nông Đồng Cam nên việc lấy nước gặp khó khăn và ruộng vẫn bị chuột phá hại. Còn vụ này, nhờ bà con nông dân chịu khó thức đêm diệt chuột mà các cánh đồng ở xã Bình Kiến, Hòa Kiến vào thời điểm này lúa trải dài, xanh mượt.

Nhiều cách diệt chuột

Để giải “bài toán” diệt chuột, bảo vệ mùa màng, ngay từ đầu vụ sản xuất đông xuân, Sở NN-PTNT phát động phong trào toàn dân tham gia diệt chuột; qua đó chỉ đạo các địa phương và nông dân thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như dùng nôm bắt chuột hoặc dùng bẫy, bả thuốc… diệt chuột xuyên suốt cả vụ. Trong đó, biện pháp dùng nôm, đặt bẫy ban đêm được xem là tối ưu và có lợi cho môi trường sinh thái.

Xã Hòa An (Phú Hòa) là một trong những nơi tổ chức diệt chuột thành công nhất. Phong trào diệt chuột bảo vệ lúa ở xã Hòa An được nâng lên thành chiến dịch, HTX thuê các “vua diệt chuột” ở huyện Đông Hòa, TP Tuy Hòa về để vừa diệt chuột vừa hướng dẫn nông dân cách bắt chuột hiệu quả.

Ông Lương Công Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho hay: “Từ đầu vụ đến nay, địa phương liên tục phát động diệt chuột, trong đó các xã Hòa An, Hòa Thắng là những địa phương thực hiện nổi bật của huyện. Ở các xã này, đã có hàng chục ngàn con chuột bị diệt. Để phong trào diệt chuột đạt hiệu quả cao hơn, các địa phương phải ra quân đồng loạt và xuyên suốt vụ lúa”.

Ngoài Phú Hòa, huyện Đông Hòa cũng đang triển khai diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, bẫy, bả thuốc trừ chuột hóa học và sinh học nên phần nào hạn chế số chuột trên đồng. Theo ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT, phong trào diệt chuột được phát động từ đầu vụ nhưng ở một số xã miền núi do đặc điểm địa hình và chưa áp dụng các biện pháp diệt chuột triệt để nên chuột cắn phá ảnh hưởng đến năng suất. Để hạn chế tác hại của chuột, các huyện cần quan tâm diệt chuột thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau sẽ tạo được hiệu quả.


Related news

Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Saturday. April 13th, 2013
Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

Monday. April 15th, 2013
Hơn 19 Ha Tôm Từ 1 - 2 Tháng Tuổi Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Hơn 19 Ha Tôm Từ 1 - 2 Tháng Tuổi Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.

Monday. April 15th, 2013
Giá Tăng, Nhiều Người Nuôi Ếch Đã Có Lời Giá Tăng, Nhiều Người Nuôi Ếch Đã Có Lời

Theo nhiều nông dân nuôi ếch tại TP Cần Thơ, nếu như năm 2012 giá ếch thịt liên tục giảm, khiến người nuôi bị lỗ vốn nặng thì từ đầu năm 2013 đến nay hầu hết người nuôi ếch đều có lời do giá ếch tăng trở lại. Gần đây, ếch thịt được nhiều tiểu thương đến tận nơi mua với giá 29.000 - 30.000 đồng/kg (loại khoảng 6-7 con/kg).

Friday. July 12th, 2013
Khôi Phục Giống Vịt Cổ Lũng Ở Thanh Hóa Khôi Phục Giống Vịt Cổ Lũng Ở Thanh Hóa

Giống vịt Cổ Lũng (Bá Thước - Thanh Hóa) là giống vịt quý hiếm, được người dân địa phương nuôi từ lâu đời. Giống vịt Cổ Lũng hiện nay chủ yếu được nuôi tập trung ở các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Lâm và Thành Sơn, nhưng nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở 2 xã Cổ Lũng và Lũng Niêm.

Monday. April 15th, 2013