Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía

Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía
Publish date: Monday. May 26th, 2014

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

Lợi nhuận thấp

Chưa khi nào người trồng mía ở Nghĩa Hành thất vọng về cây mía như vụ mía vừa qua. Không chỉ bị thiệt hại do lũ dẫn đến năng suất giảm mà giá mía cũng giảm. Trong khi đó giá nhân công, chi phí thì lại tăng lên.

Những cánh đồng mía bạt ngàn, giờ đây đã được thay thế bởi cây mì, bắp… Nhiều nông dân đã gắn bó với cây mía hơn 20 năm trời, nay cũng chuyển đổi toàn bộ diện tích đất sang trồng mì, bắp hoặc trồng cỏ nuôi bò. Điển hình như ông Chế Thanh ở thôn Long Bàng Nam, xã Hành Minh. Sau nhiều năm gắn bó với cây mía, giờ đây ông Thanh đã không còn mặn mà với cây mía nữa.

Hiện tại, ông đã chuyển hơn 1 mẫu đất trồng mía trước đây sang trồng các loại cây trồng khác. Trong đó, ông dành 6 sào đất để trồng cỏ và mua 6 con bò lai về nuôi. Theo tính toán của ông Thanh thì với 6 con bò này, ít nhất 1 năm ông cũng thu lãi được khoảng 60 triệu đồng. So với trồng mía thì lợi nhuận cao hơn nhiều.

Cùng hoàn cảnh với ông Thanh, ông Chế Tiền cũng có vài mẫu đất trồng mía. Tuy nhiên, giờ đây ông Tiền cũng đã chuyển hết sang trồng mì, bắp. “Tôi đã gắn bó với cây mía mấy chục năm nay, nhưng càng ngày tôi nhận thấy rằng cây mía thật sự không thể đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Vì vậy tôi quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng mía sang trồng các loại cây khác”. Còn chị Nguyễn Thị Bích Thủy lại chia sẻ: “Cũng 1 sào đất trồng mía, mọi năm tôi chỉ thu được khoảng 1,6 triệu đồng. Còn bây giờ chỉ trồng một mùa đậu phụng, tôi cũng thu được 2 triệu đồng rồi”.

Theo nhiều nông dân thì nguyên nhân khiến họ quay lưng với cây mía là do giá mía quá thấp. Những năm trước giá mía nằm ở ngưỡng từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tấn.

Có thời điểm giá mía còn được 1,1 triệu đồng/tấn. Còn vụ mía vừa qua giá mía giảm chỉ còn 850 nghìn đồng/tấn. Trong khi đó năng suất chỉ còn khoảng 60 - 65 tấn/ha, giảm 5 - 10 tấn/ha so với những năm trước. Mặt khác, giá nhân công từ 200 - 250 nghìn đồng tăng lên 300 - 350 nghìn đồng/tấn mía.

Ông Phan Thanh Trinh – Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh cho biết: Hiện trên địa bàn xã Hành Minh đã có hơn 34 ha đất trồng mía được người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

Việc người dân phá mía chuyển sang cây trồng khác cũng là điều dễ hiểu. Bởi cây mía có chu kỳ dài, chi phí đầu vào cao, nhưng giá mía thấp. Việc thu mua mía chậm dẫn đến năng suất giảm cũng đã làm cho nông dân mệt mỏi, chán nản với cây mía.

Cần liên kết để giữ vùng nguyên liệu mía

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Nghĩa Hành thì vụ mía năm nay diện tích đã giảm khoảng 104ha so với vụ trước. Và con số này sẽ còn tăng lên nếu giá mía không được cải thiện và việc thu mua mía còn nhiều bất cập.

Ông Đàm Bàng - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hành cho rằng: “Đảm bảo nguồn nguyên liệu mía cho nhà máy là cần thiết. Nhưng nếu nhà máy đường không đảm bảo được lợi ích cho nông dân thì việc họ chuyển đổi sang cây trồng khác là lẽ đương nhiên”.

Đối với người nông dân, điều mà họ mong muốn nhất là sản phẩm họ vất vả làm ra có nơi tiêu thụ và giá cả ổn định. Được như vậy thì dù có nhọc nhằn đến mấy, người nông dân cũng sẽ chấp nhận. Thế nhưng, dường như bài toán này vẫn chưa có lời giải, khiến nông dân rơi vào cảnh lao đao.

Thiết nghĩ, để nguồn nguyên liệu đảm bảo và nông dân không quay lưng với cây mía thì cần phải có sự ký kết hợp đồng giữa nhà máy đường và người dân. Nhà máy phải có sự đồng hành với nông dân, chứ để người nông dân tự gánh lỗ một mình thì khó có thể tránh khỏi tình trạng nông dân phá mía, chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày khác.


Related news

Kinh Nghiệm Nuôi Bò Thịt Hiệu Quả Kinh Nghiệm Nuôi Bò Thịt Hiệu Quả

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.

Monday. August 18th, 2014
Cho Thuê Đất Bãi Sông Hồng Để Trồng Cỏ Nuôi Bò Cho Thuê Đất Bãi Sông Hồng Để Trồng Cỏ Nuôi Bò

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Monday. August 18th, 2014
Bắp Biến Đổi Gen Đủ Điều Kiện Làm Thực Phẩm Và Thức Ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam Bắp Biến Đổi Gen Đủ Điều Kiện Làm Thực Phẩm Và Thức Ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Monday. August 18th, 2014
Phát Triển Rau An Toàn Cần Tính Khâu Tiêu Thụ Phát Triển Rau An Toàn Cần Tính Khâu Tiêu Thụ

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.

Monday. August 18th, 2014
Người Dân Ồ Ạt Trồng Cây Bo Bo Tự Phát Người Dân Ồ Ạt Trồng Cây Bo Bo Tự Phát

Khoảng 5 năm trở lại đây, tại nhiều địa phương vùng cao, diện tích cây bo bo không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, xung quanh cây trồng này đang có những dấu hiệu bất thường bởi đầu ra sản phẩm không ổn định, thị trường tiêu thụ ở đâu không ai hay, thương lái thì không ngừng thu mua với giá cao.

Monday. August 18th, 2014