Mục tiêu kép của cải cách hành chính thuế
Những con số biết nói
Những năm gần đây, Hà Tĩnh có bước “chuyển mình” đáng nể khi liên tục được xướng tên trong top địa phương có tỷ lệ tăng thu ngân sách lớn nhất cả nước.
Ngoài lý do chủ quan từ sự phát triển kinh tế với nhiều dự án lớn được triển khai là sự đổi mới về cải cách, đơn giản hóa TTHC thuế, giúp các doanh nghiệp, người nộp thuế tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ông Đinh Nho Hậu - Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết: “Với hơn 5.600 DN, HTX, gần 56.000 hộ kinh doanh, hàng triệu mã số thuế thu nhập cá nhân… nên việc thu đúng, đủ tiền thuế luôn là một thách thức lớn đối với ngành Thuế.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của chính quyền, sự phối hợp của các đơn vị liên quan cùng những giải pháp thu từ Tổng Cục Thuế, ngành Thuế Hà Tĩnh đã đạt kết quả đáng ghi nhận và công tác cải cách TTHC là một trong những giải pháp thành công”.
Để cải cách TTHC thuế đạt hiệu quả cao, công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ luôn được toàn ngành chú trọng thực hiện.
Tính đến ngày 30/9/2015, 100% đơn vị, chi cục hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu về số DN khai thuế qua mạng internet, đặc biệt, một số chi cục hoàn thành trước thời hạn như: TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, TP Hà Tĩnh.
Đến nay, ngành Thuế đã cắt giảm trên 30 thủ tục hành chính thuộc các nhóm như: đăng ký thuế, hoàn thuế, hóa đơn chứng từ; giảm thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thuế không quá 2 ngày (trước đây 3 ngày), xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế không quá 2 ngày (trước đây 5 ngày), miễn giảm thuế không quá 20 ngày (trước đây 30 ngày)…
Trong cuộc làm việc với ngành Thuế về cải cách, đơn giản hóa TTHC, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu cho rằng: “Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế đã được lãnh đạo ngành chỉ đạo thực hiện liên tục, sâu sát.
Nhờ vậy, công tác quản lý thuế có những chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển, tạo nguồn thu đáng kể cho địa phương”.
Thành công bắt đầu từ con người
“Việc đổi mới công tác hành chính thuế được thực hiện theo phương châm “gắn cải cách với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, công chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp; gắn cải cách với trách nhiệm người đứng đầu”.
Theo đó, Cục Thuế Hà Tĩnh làm rõ công việc, trách nhiệm từng vị trí của cán bộ, công chức; quy định về chế độ trách nhiệm, hình thức khen thưởng, kỷ luật, nhất là các bộ phận liên quan đến việc giải quyết công việc của người nộp thuế”, bà Lê Thị Bích Thủy - Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tỉnh cho biết.
Khi thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết các TTHC thuế của người nộp, ngành Thuế bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ theo tiêu chuẩn khi giao dịch.
Lấy việc hài lòng của người nộp làm tiêu chí đánh giá kết quả cải cách hành chính và quản lý, Cục Thuế đã phát phiếu thăm dò thái độ làm việc cũng như những vướng mắc cần được giải đáp đến tận doanh nghiệp.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ phản ánh tiếp nhận TTHC nhanh gọn đạt 83%, chấp nhận được 17%; trách nhiệm, thái độ của công chức được đánh giá tốt 70%, chấp nhận được 22%, trung bình 2%, không có phản ánh về trình độ yếu kém.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác cải cách, đơn giản hóa TTHC, tránh những “điều tiếng” không tốt từ người nộp, ngành Thuế đang tích cực áp dụng các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt: “Các TTHC không phải chỉ mỗi ngành Thuế giải quyết được mà liên quan đến rất nhiều ngành, đơn vị khác nhau.
Vì vậy, chúng tôi rất cần sự chia sẻ, phối hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế” - Cục trưởng Cục Thuế Đinh Nho Hậu cho biết.
Related news
Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.
Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.
Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.
Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.