Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất lúa giống hàng hóa ở Duy Xuyên doanh nghiệp đã quay lại thu mua sản phẩm

Liên kết sản xuất lúa giống hàng hóa ở Duy Xuyên doanh nghiệp đã quay lại thu mua sản phẩm
Publish date: Monday. July 20th, 2015

Ngày 29.6, Báo Quảng Nam đăng bài “Liên kết sản xuất lúa giống hàng hóa ở Duy Xuyên: Nông dân điêu đứng”, phản ánh về việc Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa ở tỉnh Nghệ An liên kết với một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên tổ chức cho nông dân sản xuất hơn 56ha lúa giống hàng hóa AC5 và Thảo dược VH1 trên các cánh đồng mẫu, tập trung chủ yếu tại 3 xã gồm Duy Hòa, Duy Phước, Duy Sơn. Thực tế cho thấy, năng suất bình quân đạt 50 - 55 tạ/ha, với số diện tích vừa nêu thì dự tính nông dân thu về ít nhất 2,2 tỷ đồng. Thế nhưng, gần 2 tháng sau khi thu hoạch, doanh nghiệp này không tiến hành thu mua sản phẩm theo như cam kết ban đầu khiến lãnh đạo các hợp tác xã và hàng trăm hộ dân điêu đứng.

Gần đây, Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa đã cử người vào huyện Duy Xuyên kiểm tra chất lượng hạt giống ở từng hộ dân và triển khai việc thu mua sản phẩm. Ông Võ Thông (thôn Vĩnh Trinh, xã Duy Hòa) cho hay, vụ đông xuân 2014 - 2015 vừa qua gia đình ông gieo sạ hơn 6 sào lúa giống Thảo dược VH1 trên cánh đồng mẫu Đồng Nam.

Do thời tiết diễn biến phức tạp khiến sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh nên năng suất lúa chỉ đạt 200kg/sào. Gần 2 tháng trôi qua, ông Thông mới thấy đại diện doanh nghiệp tìm đến nhà rồi kiểm tra kỹ càng từng bao lúa và áp dụng mức giá thu mua theo hợp đồng là 6.940 đồng/kg.

Theo ông Thông, với sản lượng và giá bán sản phẩm như vừa đề cập thì tính ra ông bị thua lỗ so với trước đây làm các loại giống lúa khác như Xi23, Nhị ưu 838... Bởi, chi phí đầu tư cho mô hình canh tác giống lúa Thảo dược VH1 cao hơn, trong khi đó giá trị kinh tế thu về lại đạt thấp. “Bây giờ, Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa đã chất lúa giống lên xe tải chở đi rồi nhưng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào. Doanh nghiệp đó hứa chắc như đinh đóng cột là trong khoảng một tuần họ sẽ thanh toán dứt điểm tiền nong cho bà con nông dân. Hy vọng trong chuyện thanh toán tiền này chúng tôi không phải mỏi mòn chờ đợi như cái kiểu hứa thu mua sản phẩm của họ vừa rồi” - ông Thông thở dài.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa chỉ tiến hành thu mua hạt lúa giống đảm bảo các yêu cầu về mặt chất lượng như không nấm mốc, lẫn lộn với các loại lúa khác ở cả 3 đơn vị liên kết sản xuất gồm Duy Hòa, Duy Sơn, Duy Phước. Còn đối với những lô giống lúa AC5 và Thảo dược VH1 không đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp này chỉ mua theo giá lúa thương phẩm trên thị trường, nghĩa là thấp hơn khoảng 1.500 - 1.900 đồng/kg.

Ông Trần Xuân Dũng – Giám đốc Hợp tác xã Duy Hòa 2 cho biết, đây là lần đầu tiên đơn vị ký hợp đồng sản xuất 20ha lúa giống AC5 và Thảo dược VH1, vì nhiều nguyên nhân nên năng suất bình quân đạt rất thấp, chỉ từ 200 đến 220kg/sào. Ông Dũng nói: “Sau khi trực tiếp đến từng hộ dân kiểm tra thì Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa chỉ thu mua 31 tấn lúa giống theo đơn giá mà hợp đồng đã ký kết, 14 tấn lúa giống còn lại doanh nghiệp vẫn mua nhưng giá thấp hơn nhiều vì cho rằng không đảm bảo chất lượng”.

Có mặt tại xã Duy Hòa vào chiều 15.7, chúng tôi nhận thấy cảnh thu mua lúa diễn ra trong sự mệt mỏi của người dân. Bởi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa lại tiếp tục kiểm tra chất lượng hạt giống trước khi cân và chất lên xe tải, dù những ngày qua họ đã kiểm tra rất kỹ ở từng hộ. Trước việc làm đó của doanh nghiệp, rất nhiều nông dân và lãnh đạo hợp tác xã tỏ ra phiền lòng. Trao đổi với chúng tôi, ông Văn Bá Năm – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho rằng, sự việc lần này đã cho các đơn vị liên quan và nông dân nhiều bài học kinh nghiệm trong việc làm ăn với doanh nghiệp, nhất là từ quy trình sản xuất đến thu hoạch, phơi khô cần thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Ông Năm nói: “Thời gian đến, chủ trương của ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên là vẫn duy trì mối liên kết này, tiếp tục bố trí sản xuất trên một số cánh đồng mẫu bởi đây là tiền đề quan trọng giúp nông dân yên tâm về chuyện đầu ra nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá như nhiều năm qua và góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mặt hàng này tại xã Duy Châu để gắn bó lâu dài trên mảnh đất Duy Xuyên”. Trong khi đó, theo nhiều nông dân Duy Xuyên, họ không còn mặn mà với sự liên kết này vì vừa trải qua những tháng ngày chờ đợi mòn mỏi do sự thất tín của doanh nghiệp trong chuyện thu mua sản phẩm.


Related news

Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Cá Thả Ghép” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Cá Thả Ghép”

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Thursday. November 28th, 2013
Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

Thursday. November 28th, 2013
Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Thursday. November 28th, 2013
Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Thursday. November 28th, 2013
Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.

Thursday. November 28th, 2013