Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Khánh Hội Năng Động Trong Phát Triển Kinh Tế

Nông Dân Khánh Hội Năng Động Trong Phát Triển Kinh Tế
Publish date: Wednesday. June 4th, 2014

Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả của Đảng uỷ xã Khánh Hội, huyện U Minh, năm qua nông dân trong xã mạnh dạn đầu tư và phát triển nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tiêu biểu nhất là mô hình trồng táo của ông Trương Văn Dũng, ở ấp 8. Qua nhiều năm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, ông Dũng nhận thấy cây táo rất thích hợp với vùng đất U Minh. Ông bắt đầu cải tạo đất, trồng hơn 200 gốc táo trên diện tích 2.500 m2. Giống được ông lựa chọn kỹ lưỡng, là giống táo hồng ở Cần Thơ, với giá khoảng 28.000 đồng/cây giống.

Khâu chăm sóc đối với cây táo không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, chỉ cần khoảng 2-3 ngày tưới nước 1 lần, phun thuốc ngừa sâu bệnh và giúp cây tăng trưởng nhanh, đồng thời ủ rơm và giữ ẩm cho đến khi cây trưởng thành thì tiến hành rải phân định kỳ cho đến khi thu hoạch.

Cây trồng 6 tháng thì bắt đầu cho thu hoạch. Trong 6 tháng đầu mỗi cây cho thu hoạch bình quân 10 kg trái, đến 12 tháng sau, mỗi cây cho khoảng 50 kg trái. Với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, trừ các chi phí thì lợi nhuận đạt được từ 2.500 m2/vụ là hơn 100 triệu đồng. Được biết, ông Dũng bắt đầu trồng táo từ năm 2005 và đến nay đã thu hoạch được 9 vụ. Hiện nay, tại ấp 8 có thêm 2 hộ dân đang thực hiện mô hình này và đã thu hoạch vụ đầu tiên.

Anh Nguyễn Tùng Chinh, ấp 1, là hộ cận nghèo, khá lên nhờ mô hình nuôi dê. Năm 2012, với đồng vốn ít ỏi nên anh chỉ mua 2 con dê giống với giá 2 triệu đồng. Đến tháng 9/2013, đàn dê của anh được hơn 10 con. Qua nhiều lần nhân giống, hiện tại anh Chinh có 18 con dê (13 con cái, 5 con đực), trong đó có 30 con đang chửa.

Anh Chinh cho biết, chăm sóc dê không tốn thời gian, thức ăn của dê là những cây cỏ xung quanh nhà nên chi phí hoàn toàn không tốn kém. Thông thường dê nuôi trên 6 tháng là trưởng thành và có trọng lượng khoảng 40-50 kg/con.

Anh Chinh vừa bán 4 con dê được trên 12 triệu đồng. Dê thịt được bán với giá 100.000 đồng/kg, dê giống 1 con dê cái khoảng 2 triệu đồng, dê đực thì 1,5 triệu đồng. Hiện tại đàn dê của anh Chinh, con lớn nhất trên 40 kg, số còn lại nhỏ nhất cũng 20 kg. Anh đang chuẩn bị bán một số con gồm cả dê thịt và dê giống. Ước tính sau 2 đợt bán dê, anh Chinh đã lấy lại số tiền mua giống trên 20 triệu đồng. Số lượng dê còn lại sẽ là lợi nhuận của anh trong thời gian tới.

Cũng ở ấp 8, ông Phan Minh Chí thực hiện thành công mô hình nuôi cá đồng. Ông nuôi cá trong 2 ao với tổng diện tích trên 250 m2, ông tự ép giống cá bổi và thả 75.000 con cá giống với mật độ 30 con/m2, bình quân 7 con/kg. Sau 6 tháng, ông thu hoạch 1.500 kg cá thương phẩm, bán với giá 65.000 đồng/kg, tổng thu gần 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông lãi gần 50 triệu đồng/vụ.

Sau khi thu hoạch cá bổi, ông Chí tiếp tục cải tạo ao đầm thả cá trê đồng. Ông thả 270 kg cá giống cùng với cá giống thu gom từ môi trường tự nhiên, tổng số trên 5.000 con. Sau 4 tháng, ông Chí thu hoạch được 1 tấn cá lớn với giá 65.000 đồng/kg. Trừ chi phí con giống và thức ăn, sau mỗi vụ nuôi cá trê, ông Chí thu về trên 30 triệu đồng.

Ông Lê Quang Lung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hội, chia sẻ: Thời gian qua, nhiều hội viên trong xã tích cực, hăng hái lao động sản xuất, xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhờ đó, đời sống bà con hội viên ngày càng nâng cao. Các mô hình cũng được Hội Nông dân xã tổ chức tham quan và sẽ nhân rộng trong thời gian tới, nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương.


Related news

Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

Tuesday. June 9th, 2015
Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Tuesday. June 9th, 2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

Tuesday. June 9th, 2015
Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Tuesday. June 9th, 2015
Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ

Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Tuesday. June 9th, 2015