Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm
Hai hình thức được nhiều bà con chuyển đổi nuôi là: Nuôi theo mô hình công nghiệp và mô hình quảng canh cải tiến.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi đầu năm đến nay đã phát triển mới 180 ha, nâng tổng số toàn huyện thời điểm này có trên 2.800 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến từ đầu năm 2015 đến nay phát triển gần 1.600 ha, nâng tổng số toàn huyện có hơn 31.000 ha.
Do nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều ưu điểm: không đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi tôm công nghiệp; kinh phí đầu tư cho một vụ nuôi không nhiều; phù hợp diện tích của nhiều người nuôi; hạn chế được dịch bệnh; năng suất ổn định, nên ngày càng có nhiều nông dân trong huyện Đầm Dơi thực hiện.
Related news
Nhắc đến cừu, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ninh Thuận. Thế nhưng, anh Thái Bá Phú đã chứng minh vật nuôi này cũng có thể phát triển tốt tại vùng đất Thái Hoà
Áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, anh Hoàng Văn Hiền ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn thu lãi hơn 1,2 tỷ/năm nhờ mơ và chanh tứ mùa.
Cây dứa gần như không có sâu bệnh, chịu hạn cực tốt, đem lại thu nhập cho người dân cao gấp 5 lần so với cây trồng khác.
Chuối sáp phù hợp ở huyện trung du Hoài Ân, có giá trị kinh tế cao, được doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm với giá thấp nhất 7.000 đ/kg.
Do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhiều trại nuôi thủy sản thâm canh đều khó khăn. Tuy nhiên, các trại thủy sản nuôi bán thâm canh vẫn có lãi tốt.