Nông Dân Gặp Khó Trong Khâu Chọn Giống Lúa

Những năm qua, ngành nông nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Song, không ít hộ dân sản xuất ra không sử dụng được để làm giống mà chỉ bán lúa thương phẩm, do ruộng sản xuất giống xen kẽ với ruộng lúa thương phẩm nên bị tạp giao.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, chất lượng lúa.
Nông dân Huỳnh Văn Ánh, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, cho biết, gần 3 năm nay, năm nào gia đình anh cũng sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ. “Vụ lúa hè thu vừa rồi gia đình tôi sản xuất gần 1 ha lúa giống cấp xác nhận. Do mua nhầm giống trôi nổi, chất lượng kém nên phải tốn nhiều chi phí sản xuất, chỉ khâu khử lẫn gần 1 triệu đồng”.
Anh Trần Văn Toàn, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cho rằng, khâu quản lý kinh doanh lúa giống chưa chặt chẽ, nhiều cơ sở kinh doanh giống ngoài tỉnh đến Cà Mau mua giống không thực hiện công tác khử lẫn, rồi đóng bao bì bán lại cho các cơ sở vật tư nông nghiệp trong tỉnh.
Ông Ngô Hữu Đáng, ấp 4, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, người nhiều năm sản xuất lúa giống nguyên chủng cấp xác nhận, cho biết, trong sản xuất lúa giống nguyên chủng phải nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch đến bảo quản. Nếu không làm tốt các vấn đề trên thì lúa giống không đạt chất lượng.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh cho biết: Trong cơ cấu giống lúa gieo sạ qua từng vụ, nông dân rất hạn chế sử dụng giống kém chất lượng, thay vào đó tỷ lệ sử dụng các giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận tăng dần từng năm và hiện đạt khoảng 80% diện tích gieo sạ. Từ đó, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng.
Tuy nhiên, trong sản xuất giống chưa thật sự bài bản nên chất lượng lúa giống chưa đạt yêu cầu, tạp giao nhiều. Thời gian tới tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cho nông dân sản xuất tại chỗ, đẩy mạnh nhân giống trong cộng đồng và xây dựng mạng lưới cung ứng giống bảo đảm chất lượng, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống.
Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất lúa giống. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện từng vùng, tiến tới sản xuất đại trà.
Về lâu dài, tỉnh đang đầu tư mở rộng Trung tâm Giống nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển lúa giống, tự lực về giống, quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật, cơ sở vật chất, hình thành các vùng chuyên sản xuất, cung ứng giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận phục vụ cho nông dân sản xuất.
Related news

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.