Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Mỗi năm, nông dân Bạc Liêu phun xịt trên đồng ruộng hơn 1.024 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc vẫn chưa được bà con quan tâm, dẫn đến những trường hợp ngộ độc.
Chủ quan khi sử dụng thuốc BVTVHằng năm, những trường hợp ngộ độc thuốc BVTV xảy ra không phải là ít. Tuy nhiên, nông dân vẫn bỏ ngoài tai những khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về việc an toàn trong sử dụng thuốc BVTV. Khi pha chế và phun xịt thuốc BVTV, hầu hết nông dân không trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động cơ bản như: găng tay, khẩu trang chống độc, mũ bảo hiểm… Anh Phạm Văn Vệ (nông dân xã Hưng Phú, huyện Phước Long) cho biết: “Hầu hết nông dân ở đây không trang bị gì nhiều. Chỉ cần cái khẩu trang vải mua ngoài chợ để đeo khi xịt thuốc là được rồi”. Qua đó, có thể thấy, nông dân còn rất chủ quan khi sử dụng thuốc BVTV.
Nghề phun thuốc BVTV mướn đã ra đời ở nhiều địa phương. Phần lớn những người làm nghề này là lao động nghèo nên gần như họ không trang bị phương tiện bảo hộ. Đơn cử như trường hợp anh Nguyễn Văn Kiếm (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) - làm nghề xịt thuốc mướn, nói: “Trung bình 1 công ruộng tôi xịt 1 bình thuốc BVTV gồm 35 lít. Nếu có đợt sâu bệnh thì mỗi ngày có thể xịt từ 15 - 30 bình thuốc BVTV. Có khi về nhà tôi cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nhưng hôm sau thì hết”.
Nguy cơ ngộ độc cao
Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, phần lớn thuốc BVTV đều có thể gây ngộ độc. Thông thường, có 2 dạng ngộ độc là cấp tính và mãn tính. Trong đó, ngộ độc mãn tính dễ mắc phải và nông dân khó nhận biết. Nguyên nhân là trong quá trình pha chế, phun xịt thuốc BVTV, bà con bị thuốc bám vào da, hít phải hơi thuốc, hoặc bị thuốc văng vào mắt.
Khi đó người ngộ độc chỉ có vài triệu chứng nhẹ như: đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, da bị tấy, chảy nước mắt… Các triệu chứng ngộ độc cũng tự hết sau vài ngày, do vậy, bà con rất khó nhận biết bị ngộ độc. Song, việc ngộ độc mãn tính thuốc BVTV nhiều lần trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, do sâu bệnh trên cây trồng ngày càng phức tạp nên thuốc BVTV cũng được pha chế đa dạng. Nhiều nông dân thường trộn chung các loại thuốc BVTV để phun xịt. Từ đó, nguy cơ ngộ độc thuốc BVTV ngày càng cao, người ngộ độc có thể ngộ độc nhiều loại thuốc cùng lúc.
Thuốc BVTV là yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nông dân cần có ý thức bảo vệ mình để tránh khỏi nguy hiểm do ngộ độc thuốc trong quá trình phun xịt.
Theo ông Lê Bình Châu, Trưởng phòng BVTV thuộc Trung tâm BVTV tỉnh: Năm nào cũng có trường hợp ngộ độc thuốc BVTV. Người sử dụng thuốc bị ngộ độc qua 3 đường gồm: qua da, qua đường miệng và qua đường hô hấp. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, nông dân cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng cách.
Đồng thời, để an toàn trong quá trình phun xịt, bà con cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, kiểm tra bình phun trước khi phun, cẩn thận khi pha nhiều loại thuốc, không dùng miệng thổi các vòi bình khi bị nghẹt, không nên phun thuốc ngược chiều gió…
Related news

Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.