Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân điêu đứng vì khô hạn

Nông dân điêu đứng vì khô hạn
Publish date: Tuesday. July 14th, 2015

Hoa màu chết khô

Giữa trưa, trời nắng như đổ lửa nhưng trên các cánh đồng trồng hành ở xã Hòa Kiến, bà con nông dân vẫn chưa ai chịu về nhà. Mọi người còn đang hì hục lắp máy bơm, canh bơm nước để cứu hành. Ông Tô Kim Thơ ở thôn Sơn Thọ đang chạy máy bơm để bơm nước tưới cho 3 sào hành lá của mình, than thở: Cả tháng nay, trời liên tục nắng gắt, không có lấy một giọt mưa, nước ngày càng cạn kiệt. Cái giếng tôi mới đào sâu tới 10,5m nhưng cũng chẳng có nước bao nhiêu. Mỗi lần bơm chỉ chạy khoảng 15 phút là đứt nước, phải chờ đến gần 1 tiếng đồng hồ nước mới có lại để bơm tiếp.

Không những ban ngày mà cả ban đêm, người dân cũng canh bơm nước. Vụ hành này gia đình ông Thơ trồng được 3 sào, đến nay hành đã được hơn 30 ngày, đang vào kỳ thu hoạch. Vì bị thiếu nước liên tục nên cây hành không phát triển được, ốm yếu, lá cháy vàng, ngã đổ. Bên cạnh ruộng hành của ông Thơ, ông Trần Văn Minh cũng đang hì hục bơm chuyền nước từ giếng này sang giếng kia rồi lại tiếp tục bơm đẩy vào rẫy đu đủ cách đó hơn 10m để tưới. Ông Minh cho biết: 2,5 sào đu đủ của nhà tôi trồng đến nay đã hơn 7 tháng, vì thiếu nước nên cây đậu trái rất ít, lại không chịu lớn, lá vàng úa, rụng dần…

Hiện nhiều diện tích khổ qua, dưa leo, bắp… của nông dân xã Hòa Kiến, đặc biệt là hai thôn Sơn Thọ và Cẩm Tú cũng đang bị khô hạn gay gắt. Anh Nguyễn Văn Dân ở thôn Sơn Thọ rầu rĩ, chỉ tay vào đám bắp trồng đã hơn 1,5 tháng, cho biết: 3 sào bắp này được trồng theo mô hình khảo nghiệm giống bắp nếp NSSC536 của Công ty Giống cây trồng Miền Nam. Cây bắp đang giai đoạn ra trái nhưng vì không có nước tưới, trái bắp không phát triển được, cứ háp lại, giờ chỉ tận dụng cho bò ăn. Để tìm nước cứu cây trồng, bà con không chỉ đào giếng, nhiều ngày nay, các hộ trồng đu đủ ở gần suối Đá Bàn tìm thuê xe múc đào sâu lòng suối để tìm nước.

Theo UBND xã Hòa Kiến, trước khi vào vụ mới, địa phương này đã kiểm tra, xác định khoảng 40ha đất ở những khu vực thường bị thiếu nước và vận động bà con tạm dừng canh tác. Đến nay, toàn xã chỉ canh tác khoảng 60ha hoa màu nhưng hiện có hơn 70% diện tích bị khô hạn nặng.

Thiệt hại kinh tế

Vì thiếu nước tưới nên hiện hầu hết diện tích hoa màu của nông dân xã Hòa Kiến đều bị giảm năng suất đáng kể. Ông Tô Kim Thơ cho hay: Bình quân chi phí trồng mỗi sào hành hết khoảng 3,5 triệu đồng. Nhà tôi trồng 3 sào mất hơn 10 triệu đồng. Hiện mỗi sào hành tôi chỉ thu hoạch được khoảng 250kg hành lá, với giá bán 11.000 đồng/kg như hiện nay thì chỉ thu lại được 2,7 triệu đồng (chưa tính công thu hoạch, chăm sóc). Tính ra, vụ hành này tôi lỗ gần 2,5 triệu đồng. Cũng theo ông Thơ, ở các vụ hành trước khi có đủ nước tưới, mỗi sào hành cho năng suất bình quân từ 750kg đến 900kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí, lãi khoảng 5 triệu đồng/sào.

Tương tự, nhiều rẫy đu đủ của bà con đang bị giảm năng suất và chất lượng đáng kể. Bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn Cẩm Tú, cho biết: Do thiếu nước nên 1.000 cây đu đủ của nhà tôi đến kỳ thu hoạch chỉ đậu trái thưa thớt. Trái lại nhỏ, da sần sùi và chảy mủ nên thương lái càng ép giá. Hiện đu đủ có trọng lượng trên 1kg/trái được thu với giá 7.000 đồng/kg, còn trái nhỏ dưới 1kg chỉ có giá 5.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay, gia đình chỉ mới thu hoạch được 100kg, tính ra năng suất chỉ cỡ 10kg/cây, giảm 2/3 so với các vụ trước. Trong khi đó, chi phí đầu tư lại tăng cao vì phải thường xuyên chạy máy bơm nên tốn rất nhiều điện.

Thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến những hộ trồng bắp và các loại khổ qua, dưa leo. Theo ông Đặng Văn Châu, đám bắp 2 sào của nhà ông bây giờ đành phải để chết khô, bẻ cho bò, coi như hơn 2 triệu đồng đầu tư bị mất sạch.

Bà Dương Thị Như Thuở, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Kiến, cho biết: Lâu nay, nguồn nước để bà con canh tác hoa màu phụ thuộc chủ yếu vào nước từ suối Đá Bàn và các giếng. Nhưng hơn tháng nay, nước ở suối bị khô kiệt, nước giếng cũng hụt dần theo từng ngày nên không đủ nước để bà con canh tác. Hoa màu thiếu nước nên bị giảm hoặc mất năng suất. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa nếu trời cứ tiếp tục nắng nóng kéo dài, diện tích khô hạn sẽ mở rộng thêm, người dân càng khó khăn hơn.


Related news

Nuôi Tôm Lãi Cao Nhờ Giống Tốt Và Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nuôi Tôm Lãi Cao Nhờ Giống Tốt Và Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Tuesday. September 24th, 2013
Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Tuesday. September 24th, 2013
Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Wednesday. September 25th, 2013
Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Wednesday. September 25th, 2013
Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

Wednesday. September 25th, 2013