Nông Dân Đảo Bé Trắng Tay Vụ Hành Thu Đông

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân trồng hành tại đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) như ngồi trên đống lửa, bởi hàng chục héc ta hành thu đông sắp cho thu hoạch bị mưa gió phá tan hoang. Một vụ hành được kỳ vọng sẽ bội thu thì người dân đảo Bé lại dở khóc, dở cười vì sự thất thường của thời tiết.
Những ngày này dù thời tiết thất thường, mưa gió triền miên, nhưng người dân đảo Bé vẫn miệt mài trên đồng thu dọn hết số hành thu đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo đâu đâu cũng thấy cây hành được người dân chất thành đống ngoài mưa gió để mang ra biển đổ.
Hiện nay đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn, khó khăn chồng chất khó khăn, bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.
Bà Trần Thị Mai - ở đảo Bé buồn rầu tâm sự, vụ hành năm nay phát triển khá tốt, trong giai đoạn thu hoạch thì không khí lạnh liên tục tràn về, gặp mưa nhiều khiến 3 sào hành gia đình bà gần như hư hoàn toàn, một số ít được thu hoạch về cũng không tiêu thụ được, mấy vụ hành trước còn có lãi, chứ vụ này gia đình bà lỗ nặng.
Do thời tiết từ đầu mùa đến gần khi thu hoạch thuận lợi, nắng ráo nên bà con nông dân trồng hành tin rằng vụ hành này sẽ bội thu, trúng lớn, đời sống sẽ vơi bớt khó khăn, thế nhưng chỉ mấy ngày không khí lạnh tăng cường, trời chuyển mưa dầm, khiến trên 23ha hành thu đông đang cho thu hoạch thì đã có gần 20ha bị thối rữa hoàn toàn. Theo bà con nông dân đảo Bé, gặp mưa nhiều, hành hư mà thu hoạch về bán rẻ thì cũng chẳng ai mua. Trong khi cuộc sống cơm áo gạo tiền của bà con nông dân đảo Bé chỉ trông chờ vào vụ hành này.
Bà Trương Thị Bông - ở đảo Bé cho biết; vụ hành này gia đình bà cũng thu hoạch khoảng 4 sào hành, thì đã có hơn 3 sào chịu ảnh hưởng nước mưa và thối rữa hoàn toàn không thể tiêu được đành phải đổ xuống biển. “Vụ này đầu tư lớn, với giá giống, phân bón cao, mà hành thì hư hết thế này thì không biết lấy gì bù lại chi phí đã bỏ ra”- Bà Bông thở dài.
Cũng theo bà Bông, để sản xuất vụ hành thu đông, người dân đảo Bé phải đầu tư trên 7 triệu đồng/sào để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đó là chưa kể hàng trăm ngày công chăm sóc. Không riêng gì gia đình bà Mai, bà Bông mà hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé đều có chung cảnh ngộ, bởi suốt hơn hai thángđánh vật với nắng mưa, bỏ cả vốn liếng để tập trung chăm sóc cho những ruộng hành là nguồn thu nhập duy nhất để nuôi sống gia đình, thì giờ đây trở thành nỗi ám ảnh đối với bà con.
Ông Phan Đình Phương – Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Lý Sơn cho biết, vụ hành thu đông năm 2014 toàn xã gieo trồng trên 23ha diện tích, đầu vụ cây hành phát triển tốt, tổng sản lượng ban đầu ước đạt trên 150 tấn. Tuy nhiên vào giai đoạn hành chuẩn bị cho thu hoạch, gặp mưa nhiều nên toàn bộ 80% diện tích hành của bà con nông dân đảo Bé bị thối rữa. Hiện nay sản lượng toàn xã thu hoạch ước đạt chỉ còn khoảng 38 tấn.
Related news

Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Năm nay, nắng hạn kéo dài, năng suất tiêu giảm nhưng nhờ tiêu hạt được giá nên người trồng tiêu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) rất phấn khởi. Huyện Tây Hòa đang quy hoạch các vùng chuyên canh cây tiêu gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo đề án Xây dựng nông thôn mới.

Trước tình hình giá mủ cao su bất lợi, một số hộ dân trồng cao su tại tỉnh Đắk Nông đã có sáng kiến lạ: Thay vì chặt bỏ vườn cây, họ rong tỉa cành cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), một số hộ, cơ sở nuôi tôm có sử dụng Oxytetracyline dạng nguyên liệu (thùng 25kg của Trung Quốc), hòa vào nước và tạt xuống ao để hạn chế vi khuẩn vibrio trong môi trường nước nhằm phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...