Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hiện nay Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu về nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao.
Nhờ áp công nghệ cao vào nuôi trồng, những nông dân “chân lấm tay bùn” ở vùng duyên hải này đã "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm.
Một trong những người thu lãi “khủng” là anh Nguyễn Văn Việt (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh). Anh Việt cho biết vừa qua đã thu hoạch 2 vụ tôm, lãi hơn 1,2 tỷ đồng.
“Vụ đầu tôi đồng loạt thả giống từ ngày 12/1 âm lịch với khoảng 2 triệu giống. Sau hơn 2 tháng thả nuôi thu hoạch gần 30 tấn, bán với giá từ 98.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi gần 1,1 tỷ đồng.
Còn vụ 2, thấy thời tiết phức tạp tôi thả trước 45 vạn giống. Sau hơn 2 tháng, tôi thu hoạch được 5,5 tấn, lãi hơn 150 triệu đồng”, anh Việt kể.
Do nuôi tôm công nghệ cao có lãi, hiện nay gia đình anh Việt đang thả nuôi đợt 3 và đang chờ ngày thu hoạch.
Nông dân xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi tôm công nghệ cao
Tương tự, gia đình ông Trần Văn Gần, ở cùng địa phương cũng vừa bội thu lứa tôm vụ 2 bất chấp thời tiết nắng nóng.
“Tôi thả 62 vạn giống và sau khoảng 2,5 tháng thì thu hoạch được 11 tấn, lãi 600 triệu đồng. Đây được xem là vụ thắng lợi nhất từ trước đến nay”, ông nói.
Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, toàn xã có hơn 42 ha nuôi tôm trải bạt từ nhiều năm nay. Vào vụ nuôi 2012 và 2013, người nuôi trúng đậm, nhiều hộ thu lãi tiền tỷ.
Theo ông Khánh, ở 2 vụ nuôi trong năm 2015, mặc dù thời tiết bất lợi, nhưng có đến 70% diện tích nuôi tôm ở địa phương có lãi. Trong đó hộ lãi ít nhất là hàng chục triệu đồng, có hộ lãi hàng tỷ đồng.
Được biết, đầu tư nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém, trung bình với ao nuôi có diện tích 4.000m2 người nuôi phải bỏ từ 600 - 800 triệu đồng để nâng nền, trải bạt và trang bị máy móc, phương tiện...
Related news

Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.

Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.