Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt

Nông Dân Bạch Thông Làm Giàu Từ Cây Quýt
Publish date: Monday. October 6th, 2014

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.

Lâu nay, nói đến quýt Bắc Kạn người ta vẫn thường nhắc đến vùng đất Quang Thuận (Bạch Thông)- nơi được coi là khởi nguồn của cây quýt. Ông Hà Lưu Túy, người cao tuổi nhất của thôn Khuổi Piểu cho biết, Vào cuối thế kỷ 18 cây quýt xuất hiện sớm nhất tại khe Khuổi Piểu. Hồi ông còn nhỏ đã thấy cây quýt được trồng rải rác tại một vài hộ. Thấy quả quýt có vị ngon nên một số hộ trong xã lấy hạt trồng thêm.

Đến năm 1990 quả quýt ở Quang Thuận bắt đầu có được bán ra thị trường, nhưng giá trị còn thấp. Xác định cây trồng này có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân, Đảng ủy xã Quang Thuận đã đưa cây quýt vào chỉ tiêu phát triển kinh tế trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Mục tiêu đề ra là mỗi gia đình đảng viên có một vườn quýt. Kể từ đó quýt được trồng phổ biến hơn, diện tích bắt đầu tăng dần, trở thành đặc sản của vùng.

Thời kỳ đầu, cây quýt được gieo trồng bằng hạt nên phát triển rất chậm, 10 đến 15 năm sau mới cho thu hoạch. Sau đó người dân chuyển sang phương pháp chiết cành, nhưng số lượng nhân giống ít, giá trị kinh tế không cao.

Đến năm 2000, chính quyền đã thành lập nhiều đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệp ở một vài địa phương khác. Sau đó xã được tỉnh, huyện và Viện Rau quả Trung ương hỗ trợ triển khai kỹ thuật ghép giống quýt bằng mắt với gốc bưởi, đồng thời triển khai mô hình khảo nghiệm trồng cây quýt mắt ghép và phục tráng cây cằn cỗi.

Ưu điểm của phương pháp này là nhân giống nhanh với số lượng nhiều, thời gian bói quả sớm và chăm sóc dễ dàng hơn. Nhận thấy cơ hội thoát nghèo, người dân nhanh chóng mở rộng diện tích trồng quýt.

Đến nay toàn xã đã có 530ha quýt, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng nên nhân dân các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tú Trĩ, Sỹ Bình, Cao Sơn cũng chủ động đưa cây cam quýt về trồng, góp phần đưa tổng diện tích loại cây đặc sản này của toàn huyện Bạch Thông lên hơn 1.000ha.

Hơn chục năm nay, quýt đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn nông hộ trên địa bàn huyện Bạch Thông.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Dương Phong chúng tôi tìm đến hộ anh Bàn Văn Lợi- dân tộc Dao ở thôn Khuổi Cò. Anh Lợi là một trong những người tiên phong đưa giống quýt về trồng tại xã. Để có 10 ha quýt sai trĩu quả, xanh ngút tầm mắt, gia đình anh Lợi đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả.

Với bản tính cần cù và ý chí kiên cường của một người lính, năm 2000 anh Lợi đã phát dọn, cải tạo những diện tích rừng đồi thấp được giao khoán của gia đình và mua 200 cây quýt giống về trồng. Đất không phụ công người, đến nay nhà anh đã có 6/10 ha quýt cho thu hoạch, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận, gia đình ông Lưu Chấn Thụ là hộ đi đầu trồng cây quýt ghép do Viện Rau quả Trung ương khảo nghiệm tại địa phương. Ông Thụ cho biết: Lúc bấy giờ nhận thức của người dân còn hạn chế, cho rằng ghép bằng gốc bưởi thì quả quýt sẽ chua. Nhận cây giống về nhưng nhiều nhà bỏ không trồng.

Thấy tiếc số cây giống này, gia đình ông Thụ đã mạnh dạn mang về trồng. Chỉ sau 3 đến 4 năm, các cây quýt ghép đã bói quả lứa đầu tiên, chất lượng quả ngon hơn. Đến nay gia đình ông đã sở hữu 3 ha quýt, hằng năm cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng.

Theo thống kê, hằng năm sản lượng quýt của Bạch Thông đạt khoảng 6.000 tấn, giá trị kinh tế thu về 60 tỷ đồng. Cây quýt ở Bạch Thông đã được nhân giống để trồng sang các địa phương khác và đã trở thành loại quả được thị trường một số tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng ưa chuộng.

Hiện nay, Quang Thuận có 80% hộ dân trồng quýt, trong đó khoảng 40% có thu nhập cao từ quýt, tiêu biểu như: hộ gia đình ông Lưu Đình Thăng, thôn Nà Chạp; Lưu Đình Lý, Lộc Văn Nghinh thôn Nà Thoi; Nông Văn Bình thôn Nà Vài…

Cam, quýt đã trở thành cây trồng mũi nhọn, giúp nhiều hộ dân huyện Bạch Thông thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân vùng trồng quýt hiện nay là làm thế nào để phát triển cây ăn quả đặc sản này một cách bền vững.


Related news

Ngô Lai PAC 339 Và PAC 999, Thành Quả Bất Ngờ Ngô Lai PAC 339 Và PAC 999, Thành Quả Bất Ngờ

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.

Tuesday. June 4th, 2013
Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

Tuesday. June 4th, 2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Wednesday. June 5th, 2013
Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây ​​của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

Wednesday. June 5th, 2013
Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Thursday. June 6th, 2013