Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chiều 20-2, ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, trong 8.215ha mía thì đến nay nông dân thu hoạch hơn 4.000ha; hiện các xã Đại Ân 1, An Thạnh Nam, An Thạnh Ba… đang vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, nhưng nông dân không vui bởi giá mía quá thấp. Hiện thương lái mua mía tại ruộng chỉ có 700 đồng/kg, tính ra nông dân từ hòa vốn đến lỗ sau gần một năm trồng mía.
Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.
Tại Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Hậu Giang… nhiều nông dân cũng ào ạt bỏ cây mía. Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), lo lắng, nếu như vụ rồi toàn huyện có 9.550ha mía thì vụ mới này nông dân các xã Phương Phú, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ… đã phá bỏ khoảng 700ha mía để trồng cây khác. Với đà này, chủ trương của huyện chỉ cố gắng giữ khoảng 5.500ha mía đến năm 2015, nhưng rất khó.
Related news
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, năng suất và sản lượng các loại rau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã sụt giảm so với những tháng trước.
Từ đầu năm đến nay, người trồng rau tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai phải trải qua hai vụ mùa điêu đứng. Những tưởng cây ớt sẽ đem lại chút hy vọng sau vụ rau, dưa thất bát nhưng thị trường lại một lần nữa chẳng chiều lòng người…
Ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Bình Định và đại diện của Tổ chức SNV (Hà Lan) đã bàn giao và trình diễn mô hình máy cuốn rơm cho HTXNN Phước Hưng, huyện Tuy Phước.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.
Vào vụ thứ 5 thực hiện “1 phải, 6 giảm” (áp dụng “1 phải, 5 giảm” kết hợp giảm phát thải khí nhà kính) trên ruộng nếp, nông dân ấp Phú Thượng, xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) đã thực sự vững tâm và hoàn toàn tin tưởng kết quả mô hình đem lại.