Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi buồn khoai môn

Nỗi buồn khoai môn
Publish date: Monday. June 22nd, 2015

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò, vụ hè thu 2015 toàn huyện xuống giống 267,2ha khoai môn, tập trung ở các xã: Tân Mỹ, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B và Hội An Đông. Hiện toàn huyện đã thu hoạch được gần 100ha, các diện tích khoai môn còn lại đang tiếp tục thu hoạch.

Thời tiết thuận lợi nên năng suất khoai môn đạt từ 3 - 3,5 tấn/1.000m2, cá biệt một số nơi khoai môn đạt năng suất 5 tấn/1.000m2. Tuy nhiên, do giá khoai môn đang sụt giảm chỉ còn bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm 2014, khiến người trồng khoai bị thua lỗ nặng. Hiện giá bán tại ruộng chỉ có 3.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2015 và giảm hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.

Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng ở ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng B có 2.500m2 trồng khoai môn cho biết: “Tôi trồng khoai môn đã hơn 10 năm nay nhưng chưa có khi nào như năm nay, giá khoai môn cứ xuống, thương lái chỉ trả 3.000 đồng/kg. Đám khoai đã gần 6 tháng rồi, nếu để một tuần nữa rễ bị mục, bán sẽ không ai mua”. Theo tính toán của bà Hồng thì bà thua lỗ gần 20 triệu đồng (chưa kể công lao động chăm sóc ruộng khoai suốt 6 tháng). Bà Hồng than vãn: “Vụ này mua vật tư chịu của đại lý hơn chục triệu đồng rồi. Nếu không có tiền trả thì họ sẽ nâng lãi lên hơn 200 ngàn đồng/tháng”.

Tình cảnh của bà Hồng được xem là “đỡ” hơn so với nhiều nông dân thuê đất trồng khoai môn ở địa phương. Như trường hợp của ông Trần Văn Tiếp ở cùng ấp An Bình, xã Mỹ An Hưng A. Sau khi thắng lớn ở vụ khoai năm 2014, năm 2015 này cùng với 3.500m2 đất của gia đình, ông Tiếp thuê thêm 3.500m2 đất với giá 4 triệu đồng/1.000m2 để trồng khoai môn với hy vọng sẽ “thắng lớn”. Nhưng đến ngày thu hoạch, giá khoai môn trên thị trường càng giảm. Ông Trần Văn Tiếp buồn hiu nói: “Vụ này lỗ nặng rồi, đất mướn cộng thêm chi phí đầu tư tính ra 18 triệu đồng/1.000m2, nếu bán giá 3.000 đồng/kg tôi cầm chắc lỗ 10 triệu đồng/1.000m2”.

Theo thống kê của UBND xã Mỹ An Hưng A, vụ hè thu 2015 toàn xã xuống giống 75ha khoai môn. Hiện nông dân mới thu hoạch được 6ha, các diện tích còn lại đang tiếp tục thu hoạch, tuy nhiên do thị trường tiêu thụ khoai môn đang gặp khó nên việc thu hoạch khoai môn của người dân rất khó khăn. Anh Trần Lê Duy Linh - cán bộ nông nghiệp xã Mỹ An Hưng A cho biết: “Khoai môn từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch khoảng 5 - 6 tháng, nhưng hiện nay có đám để gần 7 tháng chưa đào vì thương lái không mua. Hơn nữa tháng trước khi giá khoai 4.000 - 5.000đồng/kg, thương lái Trung Quốc vào mua thì có nhích lên 7.000 đồng/kg. Hiện nay chỉ còn 3.000 đồng/kg”.

Nhiều nông dân trồng khoai môn ở huyện Lấp Vò phản ánh. Nếu như trước đây thương lái mua khoai môn thu mua cả củ cái lẫn củ giáo (củ phụ đeo quanh củ khoai cái) thì hiện nay thương lái không còn thu mua củ giáo như trước, người trồng khoai càng khó khăn hơn. Bà Nguyễn Thị Lê Hồng cho biết: “Khoai môn thu hoạch sản lượng củ giáo chiếm từ 40 - 60% của toàn ruộng khoai. Giờ thương lái chỉ lấy củ cái còn củ giáo bỏ lại. Bán khoai giá thấp lỗ lại càng lỗ thêm. Do không được thương lái thu mua nên củ giáo bỏ đầy đồng, ai mót thì cứ mót”.

Theo ông Nguyễn Thành Công - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò: “Mọi năm sau một thời gian thu hoạch, khoai môn còn ít thì giá sẽ tăng lên nên nông dân thường neo khoai để chờ giá. Nhưng năm nay càng neo giá lại càng xuống thấp”.

Giá khoai xuống thấp, nông dân thua lỗ nặng, nhưng theo ông Nguyễn Thành Công do trồng khoai thu nhập khá, nếu năng suất đạt trung bình 3 - 3,5 tấn/1.000m2 nếu bán được giá ổn định thì nông dân trồng khoai sẽ lãi trung bình 20 triệu đồng/1.000m2. Sau nhiều năm “thắng lớn” liên tục nông dân sẽ không bỏ trồng khoai môn sau vụ này.

Ông Phan Thanh Tùng - Thương lái chuyên mua bán khoai môn ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò cho biết: “Tôi vừa làm thương lái vừa trồng khoai môn đã hơn 10 năm, nhưng chưa có năm nào khoai môn có giá “bèo” như năm nay. Do trùng mùa khoai với Trung Quốc nên hiện nay khoai môn của mình chỉ tiêu thụ ở nội địa. Nếu đặt cọc cho nông dân 100 triệu đồng, thương lái như tôi chấp nhận bỏ cọc chứ không dám đào khoai, vì đào lên sẽ lỗ thêm 200 triệu đồng nữa. Thương lái và những người trồng khoai hiện gọi vui củ khoai là “củ nợ”.


Related news

Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ

Diễn biến khí hậu thất thường, nắng nóng kéo theo mưa lớn kéo dài khiến hoa ly Tây Tựu để chuẩn bị cho Tết đang chết hàng loạt. Nhiều nhà vườn gần như mất đến 40-80% số hoa, bà con làng hoa đều lo lắng sẽ không đủ hoa phục vụ Tết.

Thursday. November 26th, 2015
Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng

Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với kỹ thuật nuôi tích lũy nhiều năm, ông Phạm Thành Thệ (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thu lãi hàng tỷ đồng/năm từ nuôi tôm hùm thương phẩm.

Thursday. November 26th, 2015
Tái cơ cấu nông nghiệp khởi sắc nhờ công nghệ Nhật Bản Tái cơ cấu nông nghiệp khởi sắc nhờ công nghệ Nhật Bản

Hà Nam - tỉnh có diện tích nhỏ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã chọn cách làm tái cơ cấu riêng, đó là mời gọi, liên kết với các công ty của Nhật Bản đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Bằng cách này, Hà Nam đã có sự chuyển đổi trong nông nghiệp rất lớn.

Thursday. November 26th, 2015
Quế Long tận dụng thế mạnh con đặc sản Quế Long tận dụng thế mạnh con đặc sản

Từng là xã nghèo nhất nhì của huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nhưng sau gần 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Quế Long đã có những bước phát triển nổi bật, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, bộ mặt làng quê khởi sắc rõ rệt.

Thursday. November 26th, 2015
Giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng lòng tin của người dân Giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng lòng tin của người dân

Ngày 26.11 tại Gia Lai, Ban chỉ đạo Tây Nguyên sẽ phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hội nghị “Sơ kết 3 năm thực hiện đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và 2 năm phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại địa bàn Tây Nguyên”.

Thursday. November 26th, 2015