Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn
Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, sử dụng nguồn nước sạch,... nên cá giống sinh trưởng và phát triển tốt không xuất hiện dich bệnh. Chiều dài trung bình của cá tăng nhanh, khi thu hoạch đạt 11 – 12 cm. Cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường sống, tỷ lệ hao hụt thấp. Thực tế kiểm tra tại mô hình cho thấy năng suất đạt 2 tấn/0,5ha (4 tấn/ha).
Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu và công lao động đầu tư cho mô hình là 44, 5 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng ương nuôi, tổng thu nhập của mô hình đạt 140 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 đạt lãi ròng 95,5 triệu đồng/0,5ha.
Trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện và có trách nhiệm cao. Kế hoạch nguồn vốn được triển khai sớm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vật tư, giống đầy đủ kịp thời.
Bên cạnh thuận lợi, mô hình cũng gặp một số khó khăn như: giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, các hộ tham gia chủ yếu là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế khá, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, mô hình giải quyết nhu cầu tại chỗ về con giống cho người dân trong vùng, tạo niềm tin cho người dân trong việc chủ động ương nuôi cá giống tại địa phương.
Việc ương nuôi cá giống cấp 2 tại các bản vùng sâu vùng xa để người dân thực hiện giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao về nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số rất cân thiết và đúng với chủ trương của xã, huyện cũng như nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình tại xã Bảo Thắng nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn nói chung.
Related news
Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.
Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.
Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.
Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.