Ninh Thuận Chấp Thuận Địa Điểm Đầu Tư Dự Án Trang Trại Bò Sữa Tại Xã Lâm Sơn

UBND tỉnh vừa chấp thuận địa điểm đầu tư dự án Trang trại bò sữa Ninh Thuận và xây dựng vùng nguyên liệu chế biến thức ăn cho bò thuộc địa bàn xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn cho Công ty Công ty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam.
Theo đó, dự án có tổng diện tích dự kiến khoảng 130 ha; quy mô công suất: Tổng đàn 2.000 con, trong đó có khoảng 1.000 con vắt sữa, cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk khoảng 6 triệu lít sữa tươi/năm.
Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.
Related news

Một nghiên cứu mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa được công bố nêu rõ: Cần thành lập một cơ quan chuyên trách và có Luật Bảo hiểm nông nghiệp để làm cơ sở cho loại hình này phát triển.

Một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang có thực trạng nông dân sử dụng tân dược (thuốc Tây) phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngành thú y khuyến cáo không nên dùng.

Trong 2 ngày 28-29.11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (khu 2, Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình) diễn ra Lễ Hội Cam Cao Phong lần thứ nhất do Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Khi còn là sinh viên, anh Đoàn Phan Dinh đã đi phụ bàn, bán hàng… lo chi phí học tập và dành tiền mua heo rừng giống nuôi thực nghiệm. Từ niềm đam mê này, khi tốt nghiệp anh Dinh về quê nuôi heo rừng và hiện nay anh bỏ túi 50 triệu đồng mỗi tháng.

"Nhiều năm qua, các loại lợn nhiều mỡ không được người dân nuôi nhiều. Thế nhưng, khi các hộ nuôi đang dần hình thành mô hình chăn nuôi mới, thì việc thương lái Trung Quốc thu mua giống lợn nhiều mỡ là điều đáng lo ngại".