Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền
Sau 4 tháng nuôi, đàn gà đạt 1,8 – 2 kg/con, giá bán 57.000 – 80.000 đồng/kg; mỗi hộ nuôi 200 con có thể lãi 9 – 10 triệu đồng.
Mô hình nuôi gà ri lai ở xã Hùng Lô (TP.Việt Trì, Phú Thọ) bước đầu cho hiệu quả, có thể nhân ra trên diện rộng.
Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).
“Đây là giống là ri lai có sức để kháng rất tốt, chống chịu được bệnh tật, nhanh lớn, thịt ngon, nuôi trong 4 tháng, trọng lượng có thể đạt 1,8 – 2 kg/con” – ông Đức cho biết thêm. Ông Cao Văn Bền (khu 9) - một trong những hộ được nhận 200 con gà ri lai của dự án cho biết: “Giống gà này rất dễ nuôi, ăn khỏe, nhanh lớn, ít bệnh. Loại gà này rất nhạy cảm với thời tiết rét, còn vào mùa nóng như thế này không lo gì cả”.
Theo ông Nguyễn Tiến Thuật – Trưởng ban Kiểm soát HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hùng Lô, đa số các hộ nhận nuôi đều có trọng lượng gà mái đạt 1,5 – 1,7 kg/con, gà trống 1,8 – 2 kg/con, bán với giá 75.000 – 80.000 đồng/kg, một số hộ bán được giá 90.000 đồng/kg do đúng thời điểm giá gà tăng.
Theo tính toán, từ lúc nuôi cho đến khi xuất chuồng chi phí khoảng 70.000 – 78.000 đồng/con, với giá gà người dân bán đại trà 80.000 đồng/kg, trung bình mỗi con gà người dân lãi từ 40.000 – 80.000 đồng. Như vậy, nếu tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, mỗi hộ nuôi 200 con sẽ lãi ít nhất 8 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Dậu ở khu 4 cho biết: “Với diện tích chuồng trại của gia đình có thể nuôi được 400 – 500 con gà ri lai/lứa. Gà ri lai khỏe, mẫu mã đẹp, thịt ngon nên thương lái rất thích. Để mở rộng mô hình, thời điểm vào giống và xuất bán rất quan trọng. Nếu giá gà ổn định 70.000 – 75.000 đồng/kg, người chăn nuôi đảm bảo có lãi”.
Related news
Ông Ghê nuôi cá đã hơn 11 năm. Trên cùng một diện tích đất (5.000m2), ông nuôi rất nhiều loại cá như: cá phi, cá trê, cá bống tượng, cá tra, cá sặc bổi…
Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.
Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.
Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).