Sử dụng rơm rạ hiệu quả
Nấm rơm trở thành mô hình kinh tế hay ở Vĩnh Lưu
Mô hình trồng nấm rơm nở rộ tại Vĩnh Lưu từ năm 1995 khi ông Nguyễn Văn Dương, một người dân trong thôn thử nghiệm trồng nấm rơm thành công.
Thấy mô hình trồng nấm có chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu lại có sẵn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong thôn tìm đến ông Dương học hỏi kỹ thuật trồng nấm và làm theo.
Ông Nguyễn Văn Chiến, một hộ dân trồng nấm rơm từ năm 1997 cho biết, nhờ trồng nấm rơm, bên cạnh việc làm ruộng mà gia đình ông trở nên khấm khá.
Theo ông, quy trình trồng nấm rơm dễ dàng.
Rơm rạ được ủ, đóng vào khuôn gỗ, gói bằng bao ni lông, mang bỏ trên giàn trong nhà vòm làm bằng tre, che chắn bằng ni lông và rơm.
Thời gian trồng nấm ngắn, chỉ chưa đến một tháng là có thể thu hoạch.
Trung bình mỗi vòm trồng nấm gia đình ông thu từ 300 – 500 ngàn đồng, lúc được giá có thể thu đến 2 triệu đồng.
Cũng trồng nấm rơm từ năm 1997, chị Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ: “Trước đây, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, nhờ trồng nấm rơm mà nhà chị có đồng ra, đồng vào nuôi con ăn học.
Hiện nay, nhà chị có 3 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.
Để có rơm rạ trồng nấm, bên cạnh đi thuê ruộng của xã trồng lúa, chị cũng đi thu gom rơm rạ của một số nông dân thôn khác để lại ngoài đồng.
Theo nhẩm tính của chị 3 vòm nấm rơm mỗi tháng thấp nhất chị cũng thu hơn 1,5 triệu đồng.
Ông Trần Ngọc Lâm, Trưởng thôn Vĩnh Lưu cho biết, mô hình trồng nấm không những giúp người dân trong thôn Vĩnh Lưu có kinh tế ổn định mà còn giải quyết được sự lãng phí rơm rạ sau mỗi vụ mùa.
Trước đây, khi chưa có mô hình trồng nấm rơm, cứ đến mùa thu hoạch lúa, bà con đốt rơm rạ ngay giữa đồng, hoặc thả rơm ra xuống các ao, kênh mương gây ô nhiễm môi trường.
Toàn thôn Vĩnh Lưu có 200 hộ thì hết 150 hộ trồng nấm, nhà nào cũng có từ 2 – 4 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.
Mô hình trồng nấm rơm đã góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân nơi đây!
Related news
Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Thời gian qua, có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp “cứu” ngành công nghiệp cá tra, tuy nhiên đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Và thực tế buồn là giá cá tra vẫn tiếp tục lao dốc, chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Anh Trần Văn Thái, nông dân sản xuất giỏi ấp Thành Nhì, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công (GC - Tiền Giang), hiện nay là xã viên HTX chăn nuôi thủy sản GC, nhờ mô hình nuôi gà ta, gia đình anh đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau một thời gian dài lao đao vì dịch cúm gia cầm năm 2003.
Những tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng nuôi, trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau được hơn 237.000 tấn, đạt gần 55% so với kế hoạch, tăng hơn 8,3% so với cùng kỳ.
Ngày 23/7, Lực lượng của Cục Cảnh sát biển Việt Nam đi trên hai biên đội Tàu CSB 2005 và CSB 2008 đã khởi hành từ Hải Phòng ra Bạch Long Vĩ để chuẩn bị thực hiện chuyến tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc lần thứ 8.