Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài VietGAP rau, quả, chè, lúa, cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, còn có các GAP khác như GlobalGAP, 4C, UTZ Certified, Rain Forest, MetroGAP...
Từ năm 2008 đến nay, cả nước có khoảng 70.000 ha sản xuất theo GAP hoặc theo hướng GAP.
Một số mô hình thành công điển hình phải kể đến là sản xuất thanh long. Bình Thuận đã có hơn 5.000ha/15.000ha được chứng nhận VietGAP, kế hoạch đến năm 2015 toàn bộ 15.000 ha thanh long được chứng nhận VietGAP.
4C (Common Code for the Coffee Community – Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê). Bộ Quy tắc 4C bao gồm các nguyên tắc xã hội, kinh tế và môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh cà phê nhân bền vững.
Hay như sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên, đến năm 2009 có 19.995 hộ, 29.586 ha, sản lượng 93.600 tấn cà phê nhân được chứng nhận Utz Certified và 16.000 hộ, 28.500 ha, 90.000 tấn cà phê nhân được chứng nhận 4C (Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê - Hiệp hội 4C là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân)... Toàn bộ sản phẩm chứng nhận được tiêu thụ với giá cao hơn.
Đối với sản xuất chè, toàn bộ 1.600 ha chè của Công ty Phú Bền- Phú Thọ được chứng nhận Rain Forest do lãnh đạo Công ty tập trung đầu tư, chỉ đạo và có đầu ra ổn định...
Định hướng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh áp dụng GAP trong sản xuất, vì đây là xu thế phát triển tất yếu và trong Luật An toàn thực phẩm đã quy định phải thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng GAP trong quá trình sản xuất.
Với định hướng trên, Bộ và các địa phương sẽ tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, đặc biệt lĩnh vực rau, quả tự tổ chức lại sản xuất, trước hết thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn.
Related news
Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.
Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.
Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố tăng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) lên 1,29 đô la/kg, tăng 67% so với mức 0,77 đô la/kg đưa ra trước đó trong tháng 3-2013 vì cho rằng đã có sai sót trong tính toán.
Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp cùng Công ty Dekalb Việt Nam (chi nhánh Tập đoàn Monsanto), Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức hội thảo công bố hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang canh tác ngô theo chương trình hành động năm 2013 của Bộ NN&PTNT.