Những tỷ phú vùng đồi
Hiện toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trong đó, có 13.182 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi có mức thu nhập từ 50 - 200 triệu đồng/năm; có 83 hộ thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm, 10 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm.
Điển hình như ông Nguyễn Sỹ Thành ở xóm 7, xã Thanh Thủy. Bắt đầu từ năm 2008, được sự giúp đỡ của Hội nông dân xã cho gia đình vay 30 triệu đồng, cùng với vốn liếng của gia đình ông quyết định mua 8 con bò nái sinh sản và sau đó khoảng 2 năm số lượng đã được nhân gấp đôi và đến nay ông đã có đàn trâu bò phát triển tốt với trên 80 con. Trong đó có 30 con bò nái sinh sản, 10 con trâu mẹ và trên 7ha cây keo nguyên liệu, trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng gần 1 tỷ đồng.
Trong ảnh: Đàn bò hơn 80 con tại trang trại ông Nguyễn Sỹ Thành ở xóm Khe Mừ, xã Thanh Thủy.
Hay mô hình phát triển kinh tế trang trại của anh Nguyễn Hữu Bằng ở xóm 3B xã Thanh Phong. Sau khi đi làm ăn ở nhiều nơi nhưng không hiệu quả, khi địa phương có chủ trương lăn đổi ruộng đất, anh đã mạnh dạn nhận ở những nơi đất cao cưỡng làm lúa không hiệu quả nhưng có diện tích lớn để phát triển kinh tế trang trại.
Để mở rộng diện tích, anh đã nhận khoán thêm 1,5 ha đất của UBND xã nữa để trồng cỏ và làm nơi chăn thả gia súc. Hiện nay trang trại của gia đình anh có trên 600 gốc cam, bưởi, chanh, thanh long, đầu tư chăn nuôi phát triển đàn bò. Hiện nay, tổng đàn bò của gia đình anh có gần 20 con.
Người dân Bản Lạp, xã TĐC Ngọc Lâm chăm sóc vườn chè.
Bên cạnh chăn nuôi gia súc gia cầm, phong trào trồng cây ăn quả cũng đang được các hộ nông dân quan tâm đầu tư mang lại nguồn thu nhập lớn. Thực hiện chủ trương của huyện và xã về việc phá bỏ vườn tạp trồng cây ăn quả có giá trị hàng hóa, từ năm 2000 gia đình ông Võ Văn Kỷ ở xóm 10, xã Thanh Nho đã mạnh dạn trồng một số loại cây ăn quả mới như cam chanh, quýt và các loại keo, cây lấy gỗ. Sau 3 năm, cam, quýt bắt đầu cho quả bói và đến năm thứ 5 thì cho thu nhập ổn định.
Vườn cam thu nhập trên 1 tỷ đồng của ông Võ Văn Kỷ ở xóm 10, xã Thanh Nho.
Nhận thấy đất đai, thổ nhưỡng phù hợp và giá trị của các loại cây ăn quả đưa lại ông đã mở rộng dần diện tích và đến nay gia đình ông đã có 4 ha, trên 2.000 gốc với các loại giống cho năng suất cao như cam bù, cam chanh bản địa, cam V2, cam Xã Đoài... cho thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Nhiều hộ dân đã mua sắm máy làm đất, gặt đập nâng cao năng suất lao động.
Hiện Thanh Chương có hàng trăm mô hình mang lại thu nhập cao, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn (bình quân 5 lao động/mô hình). Hiện đã có hơn 1.200 hộ dân đầu tư mua máy nông nghiệp để sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ gieo trồng... từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Related news
Dựa vào điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lão nông Phạm Đạt ở xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn, trồng cây ăn trái
Năm 2015, sản lượng gà của anh Trần Văn Đa đạt 16 tấn mang về cho anh thu nhập khoảng 2,4 tỷ đồng, trừ đi chi phí, anh vẫn lãi trên 2 tỷ đồng.
1 sào lúa-360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào , lợi nhuận gấp 100 lần