Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả

Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả
Publish date: Tuesday. July 1st, 2014

Việc phát triển những cây, con có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất luôn được nông dân quan tâm.

Đã có những gia đình đầu tư với số lượng lớn, quy mô, song việc làm ăn chỉ thuận lợi được một thời gian ngắn ban đầu rồi giảm dần và chịu thua lỗ hoặc phá sản do khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Thạch Sơn là trên 23%, tổng nguồn thu từ chăn nuôi đạt gần 2,8 tỷ đồng. Đến tháng 6 năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,6% và thu từ chăn nuôi đạt tới 32 tỷ 940 triệu đồng. Hiện nay, cả xã đang nuôi 1.260 con trâu bò, 27.000 con gà giống bản địa, 2 loại này được coi là con nuôi “đặc sản” của địa phương.

Trại nuôi gà của gia đình anh Lê Văn Hòa, 32 tuổi, thôn Liên Sơn, hiện mỗi lứa nuôi 1.500 con giống địa phương theo phương thức thả đồi, thức ăn là các loại phụ phẩm nông nghiệp, anh Hòa cho biết: Được coi là đặc sản vì giống gà này có chất lượng thịt thơm ngon.

Tuy nhỏ hơn những loại gà lai nhưng sức kháng bệnh dịch của loại gà này tốt, giá chỉ nhỉnh hơn gà thịt thông thường, nên luôn đắt hàng. Hiện đã có những đơn hàng lâu dài tận Hà Nội, Ninh Bình. Vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm, mỗi năm anh thu về trên 150 triệu đồng tiền lãi.

Cùng với nuôi gà, những năm gần đây, nuôi trâu thương phẩm cũng đang được người dân xã Thạch Sơn lựa chọn, bởi thị trường tiêu thụ mạnh và thịt trâu được đánh giá là sản phẩm sạch, không sử dụng thức ăn công nghiệp, giá cả hợp lý, chế biến đa dạng. Hai loại con nuôi này phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã miền núi có phần lớn diện tích đồi rừng, vườn rừng như Thạch Sơn.

Tại xã Thạch Cẩm, xuất phát từ điều kiện thực tế của xã khi diện tích rừng trồng đã phát triển tốt, các loại thực bì là nguồn thức ăn tự nhiên rất phù hợp cho nuôi dê, nên trong nhiều năm qua, đàn dê của xã liên tục duy trì gần 3.000 con, mỗi năm cho nguồn thu hơn 10 tỷ đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Đặng, thôn Thạch Yến 1 đang nuôi gần 50 con dê, trên 700 con gia cầm các loại, trên 1.000 m2 ao cá, cho rằng: Nếu không kết hợp chăn nuôi với đồi rừng thì rất lãng phí.

Chăn thả gia cầm, dê trong rừng trồng, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, bảo vệ rừng còn tận dụng được nguồn chất thải của con nuôi làm phân bón cho cây. Như gia đình bà, ngoài việc thu được từ trồng rừng, con dê, gia cầm đang đem lại nguồn thu thường xuyên hơn 120 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 3 lao động.

Để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi, hội nông dân xã đã đứng ra tập hợp, thành lập câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế gồm 46 hộ, được phân theo nhóm con nuôi để có điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, hội còn đứng ra tín chấp và ủy thác với ngân hàng trên 20 tỷ đồng cho nông dân vay đầu tư chăn nuôi.

Ông Trương Thanh Khiết, tổ trưởng nhóm nuôi dê của câu lạc bộ cho biết: Con dê được gia đình ông nuôi trên 10 năm nay, gắn bó từ khi cái nghèo còn đeo đẳng cho đến khi ông nuôi 5 người con trưởng thành.

Theo ông, tuy giá bán không cao như nhiều loại con đặc sản khác, nhưng 10 năm gần đây giá dê thương phẩm chỉ tăng chứ chưa bao giờ giảm. Từ đầu năm 2014 đến nay, ông đã thu được 120 triệu đồng từ bán dê và luôn duy trì tổng đàn trên 50 con.

Việc đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu là cơ sở lý giải cho việc nhiều năm, đàn dê của gia đình ông Khiết nói riêng, các hộ nuôi dê ở Thạch Cẩm nói chung được các bạn hàng đánh giá cao về chất lượng, tạo thành thương hiệu riêng, có chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

Biết tìm những loại con nuôi để phát triển và khẳng định chất lượng, cách làm này đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở Thạch Thành có thu nhập ổn định. Những vật nuôi thông thường trở thành đặc sản do chất lượng bảo đảm đã và đang góp phần vào việc phát triển một ngành chăn nuôi bền vững.


Related news

An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.

Friday. September 26th, 2014
Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Friday. September 26th, 2014
Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Friday. September 26th, 2014
Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.

Friday. September 26th, 2014
Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới

Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã nhận được chứng nhận VietGAP. Điều này đang mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho nghề trồng rau…

Friday. September 26th, 2014