Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Nhiều Khó Khăn Trong Việc Khống Chế Dịch Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn
Publish date: Saturday. October 11th, 2014

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp huyện Châu Thành, tính đến hết quý 1/2014, tổng diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng của toàn huyện là hơn 2.900ha. Các địa phương bị ảnh hưởng bệnh nặng gồm: thị trấn Cái Tàu Hạ, xã An Nhơn, An Khánh, Tân Nhuận Đông, An Phú Thuận, Phú Hựu.

Trong đó, tỉ lệ nhãn nhiễm bệnh dưới 30% chiếm diện tích 59,8ha, năng suất thu hoạch 10-12 tấn/ha; tỉ lệ nhiễm bệnh trung bình 30-70% chiếm diện tích 404,7ha, năng suất thu hoạch 8-10 tấn/ha; tỉ lệ nhiễm bệnh nặng trên 70%, chiếm diện tích trên 2.400ha, năng suất thu hoạch chỉ còn 500 - 800kg/ha.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, nhãn da bò chiếm trên 90% diện tích trồng và là đối tượng nhiễm bệnh chổi rồng nặng nhất, nhãn Edor và các loại nhãn khác chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, khoảng 5-10%.

Trong năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp huyện triển khai nhiều giải pháp để quản lý dịch bệnh, chủ yếu là áp dụng các biện pháp cắt tỉa, tiêu hủy cành bệnh, phun thuốc trừ nhện khi nhãn mới nhú đọt non 2-3cm, kết hợp phân bón lá, bón gốc đủ liều lượng giúp cây khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, còn khảo nghiệm một số loại thuốc sinh học phòng trừ nhằm phổ biến sâu rộng trong nhà vườn; hướng dẫn thực tế các giải pháp cụ thể để nhà vườn áp dụng... Tuy nhiên, việc khôi phục diện tích vườn nhãn bị bệnh chổi rồng chưa được nhiều nhà vườn quan tâm áp dụng nên hiệu quả mang lại không cao.

Nguyên nhân dẫn đến việc chậm khôi phục là do chi phí phòng trị bệnh vượt quá khả năng của nông dân (khoảng 60 triệu đồng - 65 triệu đồng/ha). Ngoài ra, việc kéo dài thời điểm cắt tỉa dẫn đến tình trạng nhãn ra đọt không đồng loạt, kéo theo công tác xử lý phun thuốc trừ nhện hiệu quả chưa cao.

Những nơi tập trung nhiều diện tích, số lượng cây nhãn bị nhiễm bệnh chỉ rải rác ở từng hộ gia đình nên chưa được kiểm soát chặt chẽ về công tác phòng trị. Hầu hết các vườn nhãn hiện tại đều được nhà vườn xử lý ra hoa rải vụ nên nhãn có nhiều giai đoạn khác nhau (vườn vừa thu hoạch xong, vườn đang cho trái, vườn đang trái non, đang ra hoa...). Do vậy, việc vệ sinh cắt bỏ cành bệnh chưa thật triệt để, điều kiện lưu tồn và phát tán mầm bệnh có nguy cơ cao.

Theo ông Phạm Văn Tâm - Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, để hạn chế lây lan dịch bệnh, Trạm sẽ phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, điều tra diễn biến của bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các hình thức cụ thể như tập huấn, hội thảo, nhân rộng mô hình chuyển đổi hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp quản lý dịch bệnh mang tính hiệu quả và bền vững hơn, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất diện tích tái nhiễm. Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với UBND huyện xây dựng Dự án đầu tư chuyển đổi vườn tạp, vườn nhãn da bò bị nhiễm bệnh chổi rồng sang trồng cây ăn trái khác có hiệu quả. Dự kiến triển khai từ năm 2015-2018.


Related news

Tái Chứng Nhận GlobalGAP, VietGAP Cho Bưởi Năm Roi Và Cam Sành Tái Chứng Nhận GlobalGAP, VietGAP Cho Bưởi Năm Roi Và Cam Sành

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Thursday. May 8th, 2014
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Monday. May 26th, 2014
Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

Thursday. May 8th, 2014
Hồi Sinh Nghề Rập Cua Hồi Sinh Nghề Rập Cua

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

Tuesday. May 27th, 2014
Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.

Thursday. May 8th, 2014