Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An

Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An
Publish date: Sunday. September 29th, 2013

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

Chồng chất khó khăn

Anh Nguyễn Chí Mạn (xã An Đức) cho biết: “Đất chua, kinh nghiệm nuôi chưa có, trong khi đó cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nhưng chúng tôi vẫn bám trụ. Sau 10 năm chuyển đổi, khó khăn vẫn chưa hết. Hiện nay, khó nhất là giao thông. Vì đường đi gập ghềnh nên xe vận chuyển cá chỉ nặng 1-2 tấn cũng không thể đi được vì dễ bị sa lầy. Hôm nào trời mưa bão, giá cá đắt thì xe lại không vào được, còn hôm nào trời nắng, giá cá rẻ thì xe mới vào được để lấy hàng”.

Còn anh Nguyễn Văn Ngà (xã An Đức) cho biết: “Hệ thống lấy và tiêu nước đang chung nhau gây nên nhiều bất tiện. Hằng ngày, tôi vẫn phải bổ sung nước cho ao nuôi. Một lần, do không biết có gia đình ao nuôi cá bị bệnh, họ bơm gạn nước để thu cá nên tôi đã lấy nước đó vào khiến ao cá nhà tôi bị lây bệnh, cá chết khá nhiều. Không có nguồn nước sạch nên tình trạng cá chết thường xuyên xảy ra. Hầu như ngày nào gia đình tôi cũng có cá chết”.

Không chỉ khó khăn về đường giao thông, nguồn nước ra vào mà thời gian gần đây, các hộ dân nuôi thủy sản còn gặp khó do giá bán sản phẩm xuống thấp.

Cần có giải pháp đồng bộ

Vừa qua, huyện Ninh Giang đã tổ chức 1 đoàn đi kiểm tra tại vùng nuôi thủy sản bắc sông Cửu An và thừa nhận hệ thống đường giao thông ở đây hầu hết vẫn là đường đất. Do sử dụng lâu ngày nên nhiều đoạn đã xuống cấp, người dân khắc phục bằng việc lấp gạch vụn. Có 2,2 km thuộc tuyến đê Bắc Hưng Hải đoạn qua xã Vạn Phúc xuống cấp rất nghiêm trọng, cỏ dại mọc 2 bên đường, vũng lầy không được lấp, trời mưa không đi được.

Ông Phạm Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Đến nay, dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An đã được giao về địa phương quản lý. Vì thế việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng do địa phương thực hiện. Tuy nhiên, do đây là dự án nuôi thủy sản tập trung đầu tiên của tỉnh nên trong thiết kế vẫn còn những hạn chế như chưa quy hoạch đường giao thông, hệ thống kênh mương tưới tiêu riêng...

Để khắc phục những hạn chế trên, các xã trong vùng dự án và huyện Ninh Giang cần có văn bản đề nghị bổ sung thêm một số hạng mục công trình. Các hộ cần rải vụ nuôi cá để tránh thu hoạch cùng lúc nhằm hạn chế thiệt hại do tư thương ép giá. Nên nuôi một số loại thủy sản thích nghi với nhiều điều kiện, môi trường sống.

Dự án nuôi thủy sản bắc sông Cửu An được triển khai từ năm 2003, trên diện tích 115 ha ở 3 xã An Đức, Hoàng Hanh và Vạn Phúc (Ninh Giang). Sau 10 năm thực hiện, đến nay đã có 266 hộ tham gia chuyển đổi với diện tích 108 ha, còn 17 hộ chưa chuyển đổi. Theo một điều tra của huyện Ninh Giang từ năm 2011, lợi nhuận từ việc nuôi thủy sản là 40 triệu đồng/ha/năm.


Related news

Rơm Khô Đắt Như Rơm Khô Đắt Như "Tôm Tươi"

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Thursday. August 21st, 2014
Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Friday. August 22nd, 2014
Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Friday. August 22nd, 2014
Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Friday. August 22nd, 2014
Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu Trên 20 Ha Lúa Mùa Nhiễm Bệnh Rầy Nâu

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.

Friday. August 22nd, 2014