Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Biện Pháp Phòng Cúm Gia Cầm

Nhiều Biện Pháp Phòng Cúm Gia Cầm
Publish date: Thursday. March 13th, 2014

Các tỉnh-thành khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng chống sự lây lan và hạn chế nguy cơ bùng phát cúm gia cầm.

Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bệnh cúm gia cầm đã bùng phát ở 10 hộ thuộc 2 huyện Duy Xuyên và Điện Bàn. Ngoài ra, tại huyện Thăng Bình cũng xuất hiện gia cầm mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm ở 3 hộ ở 2 thôn thuộc 2 xã Bình Chánh và Bình Nguyên.

Quảng Nam: Ngừng nhập vịt, ngan

Qua kiểm tra, Sở NNPTNT cho biết kết quả xét nghiệm trên các đàn gia cầm mắc bệnh từ đầu năm đến nay có tới 50% số mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1. Do vậy, nguy cơ kéo dài bệnh cúm gia cầm và gây thành dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

Để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh vừa có công điện yêu cầu các huyện/thành phố chỉ đạo quyết liệt, triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công từng thành viên Ban Chỉ đạo đứng điểm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch đến từng xã; thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng khẩn cấp để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế sự lây lan phát tán virus cúm gia cầm.

Rà soát, thống kê toàn bộ đàn gia cầm, tổ chức tiêm vaccine phòng chống cúm cho đàn gia cầm theo đúng quy định. Tạm thời ngừng nhập đàn thủy cầm (vịt, ngan) để nuôi mới trên địa bàn cho đến khi trên cả nước không còn dịch cúm gia cầm. Tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp vận chuyển, giết mổ gia cầm trái quy định ra vào địa bàn, tại các chợ...

Thừa Thiên-Huế: Siết chặt việc vận chuyển, giết mổ gia cầm

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết đến nay, ở Thừa Thiên-Huế chưa phát hiện gia cầm dương tính với virus cúm gia cầm.

Tuy nhiên, không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh, Chi cục Thú y đã cấp 5.000 lít hóa chất phục vụ cho tiêu độc khử trùng chuồng trại và 200.000 liều vaccine phòng cúm gia cầm.

Lực lượng liên ngành của tỉnh tăng cường túc trực 24/24 tại 3 chốt kiểm dịch (gồm Lộc Thủy trên tuyến Quốc lộ 1A, chốt kiểm dịch tại huyện biên giới A Lưới và chốt tại đèo La Hy, huyện Nam Đông). Tại các chốt kiểm dịch, lực lượng thú ý phối hợp với quản lý thị trường, công an kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm. Việc kiểm tra không chỉ trên giấy tờ mà còn kiểm tra lâm sàng trên gia súc, gia cầm, tiến hành phun thuốc phòng dịch và tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển.

Ngành Thú y tỉnh cũng tập trung chỉ đạo và kiểm tra việc tiêu độc, khử trùng tại các điểm thu gom, tập kết và mua bán gia cầm, các khu giết mổ gia cầm tập trung.

Đối với các vùng chăn nuôi gia cầm, tiến hành cấp sổ quản lý và tiêm bắt buộc các đàn thủy cầm có tổng đàn từ 50 con trở lên, khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia cầm, thực hiện tiêu độc 2 lần/tuần.

Phú Yên: Duy trì giám sát dịch

Sáng 12/3, ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết dịch cúm gia cầm H5N1 trên toàn tỉnh đã chấm dứt. Các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm trở lại bình thường.

Trước đó, ngày 12/2/2014, dịch cúm gia cầm xảy ra trên đàn vịt tại thôn Thạch Tuân 2, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Khi xảy ra dịch, Chi cục Thú y Phú Yên đã tiêu hủy hơn 2.000 con vịt bị nhiễm bệnh của 2 hộ chăn nuôi.

Kể từ ngày 14/2/2014 đến nay, tỉnh Phú Yên không phát sinh thêm ổ dịch mới. Mặc dù vậy, Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên vẫn duy trì việc giám sát dịch tại tất cả các địa phương, đề phòng dịch bùng phát trở lại.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì hoạt động 3 chốt kiểm dịch động vật mới được thành lập để tăng cường giám sát việc vận chuyển, mua bán gia cầm cho đến khi 2 tỉnh giáp ranh là Đắk Lắk và Khánh Hòa hết dịch thì mới ngừng hoạt động”, ông Đào Lý Nhĩ cho biết thêm.

Trước diễn biễn dịch cúm H5N1 xảy ra đối với chim cút tại tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên đang lên phương án phòng, chống trên đàn chim cút (hơn 408.000 con), chủ yếu tại các huyện Đông Hòa, Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa.


Related news

Đức Linh Lao Đao Vì Tiêu Chết Hàng Loạt Đức Linh Lao Đao Vì Tiêu Chết Hàng Loạt

Gia đình ông Huỳnh Văn Tánh, một trong những hộ dân trồng nhiều tiêu ở xã Trà Tân với hơn 3.000 trụ. Năm trước vườn tiêu của ông cho thu hoạch gần 10 tấn hạt, thu hoạch khá. Nhưng mấy tháng gần đây, hơn 80% các trụ tiêu nhà ông cứ lần lượt vàng lá, thối rễ chết hoàn toàn.

Tuesday. October 7th, 2014
Tôm Việt Nam Bị Mỹ Áp Thuế CBPG Cao Tôm Việt Nam Bị Mỹ Áp Thuế CBPG Cao "Nhắm" Vào Doanh Nghiệp, Trúng... Nông Dân

“Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Người nông dân nuôi tôm lúc nào cũng đối mặt với rủi ro trong các vụ sản xuất. Thế nhưng khi nuôi thành công thì bị ép giá thu mua do cung vượt cầu hay một lý do nào đó. Việc DOC đánh thuế vào doanh nghiệp, nhưng thực tế lại trúng người nông dân. Vì khi doanh nghiệp chịu thuế cao thì chắc chắn họ sẽ hạ giá thu mua tôm nguyên liệu”.

Tuesday. October 7th, 2014
EU Ra “Tối Hậu Thư” Cho Rau Quả Việt Nam EU Ra “Tối Hậu Thư” Cho Rau Quả Việt Nam

Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).

Tuesday. October 7th, 2014
Nga Không Tiếp Nhận 25 Tấn Cá Basa Đông Lạnh Của Việt Nam Nga Không Tiếp Nhận 25 Tấn Cá Basa Đông Lạnh Của Việt Nam

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Tuesday. October 7th, 2014
Hiệu Quả Từ Việc Đưa Cây Chùm Ngây Vào Sản Xuất Hiệu Quả Từ Việc Đưa Cây Chùm Ngây Vào Sản Xuất

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).

Tuesday. October 7th, 2014