Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam

Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.
Tại hội nghị, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận, tìm hiểu những cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông- lâm- thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tìm hiểu các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ Nhật Bản. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm đối tác cung ứng tin cậy trong lĩnh vực nông nghiệp cho Việt Nam.
Hiện Nhật Bản là nước có nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu trên thế giới và cũng là quốc gia có nền nông nghiệp rất tiên tiến được cơ giới hóa cao. Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời. Do vậy, tiềm năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn tại các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn…
Ông Kennichi Takashima, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp Nhật Bản, cho biết: “Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Hiện nay, Hiệp hội máy móc nông nghiệp của Nhật Bản có cơ sở ở Trung Quốc và Thái Lan, hy vọng trong tương lai cũng sẽ xây dựng nhà máy này tại Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, máy móc được áp dụng sẽ giảm sức lao động cho người nông dân và năng suất sẽ được tăng cao".
Trong những năm qua, Nhật Bản luôn giành nguồn viện trợ lớn cho Việt Nam và cũng là quốc gia hỗ trợ tích cực cho nước ta trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Nhật Bản cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn, nhất là ở lĩnh vực nông lâm- thủy sản – đây cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Nhật Bản trong 8 tháng năm 2014 đạt trên 9,7 tỷ USD, tăng gần 10,7 % so với cùng kỳ năm trước. Hiện đã có nhiều mặt hàng nông nghiệp nước ta được xuất khẩu sang thị trường Nhật với số lượng ngày càng lớn và được người tiêu dùng nước Nhật ưa chuộng.
Với sự phát triển không ngừng của quan hệ chính trị kinh tế, văn hóa giữa hai nước trong thời gian gần đây sẽ đem đến sự phát triển nhanh về thương mại song phương hai nước và Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nhat-Ban-muon-chuyen-giao-cong-nghe-nong-nghiep-cho-Viet-Nam-108-48001.html
Related news

Mô hình trồng rau nhút hiện được 18 hội viên nông dân chi hội Thới Hòa C, phường Long Hưng, quận Ô Môn (Cần Thơ) áp dụng cho thu nhập khá. Theo nhiều bà con, mô hình này dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định. Nhiều gia đình trước đây khó khăn về kinh tế thì nay đã vươn lên khấm khá, có cuộc sống ổn định cũng nhờ vào mô hình trồng rau nhút…

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.

Đêm. Biển Quy Nhơn lấp lánh ngàn ánh sao sa, bồng bềnh như đùa giỡn trên những ngọn sóng. Chạy xe trên đoạn đèo quanh co, lượn lờ dọc bãi biển thơ mộng từ Bãi Xép (Quy Nhơn) vào Tuy An (Sông Cầu, Phú Yên), có cảm giác như sao trời đang tỏa sáng lung linh dưới chân mình. Ánh sáng lấp ló trên mặt biển ấy là ánh điện tỏa ra từ các lồng nhử tôm hùm con của ngư dân.

Tuy nhiên, đến nay sản phẩm chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là sản lượng và chất lượng trái bưởi không ổn định nên các doanh nghiệp đầu mối không chủ động nhận đơn đặt hàng xuất khẩu.

Ngày 12.5, ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT cho biết, Cục đã ban hành danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau khi cần thiết tại Việt Nam.