Nhãn Tổ 120 năm quả to, ngọt sắc 50.000 đồng/kg

Anh Nguyễn Văn Thành 41 tuổi, hậu duệ đời thứ 3 sở hữu cây nhãn tổ này cho biết, khi anh còn nhỏ đã thấy cây nhãn cao lừng lững, muốn hái quả phải bắc thang mới hái được. C
ụ Nguyễn Thị Cước, mẹ anh Thành kể lại: “Hiện cây nhãn tổ đã tròn 120 năm tuổi. Biết đây là cây nhãn quý, nên gia đình chăm sóc rất cẩn thận.
Hồi đó thấy cây nhãn ăn ngon, lại chín muộn, nên các hộ xung quanh đến xin hạt, cây giống về trồng, chứ chưa biết chiết cành như bây giờ, chứ có bán chác, tiền nong gì đâu”.
Nhãn chín muộn Đại Thành có hình dáng méo, quả to, vỏ nhẵn, khi quả chưa chín có màu nâu.
Đặc điểm vượt trội của giống nhãn này, là thời gian chín muộn hơn các loại nhãn khác từ 30 – 40 ngày (giữa tháng 8 đến cuối tháng 9). Do độ xuống nước của nhãn chậm, nên có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm quản rất an toàn.
Từ cây nhãn quý này, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 150 cây, trong đó có 15 cây được Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT Hà Nội tuyển chọn là cây đầu dòng để nhân giống. Theo anh Thành, giá nhãn tại vườn hiện nay là 40.000 - 45.000 đồng/kg nhãn 10 – 20 năm tuổi. Riêng quả từ cây nhãn Tổ giá 50.000 – 60.000 đồng/kg rất hút khách. “Khách muốn mua nhãn Tổ phải đặt trước, vì ngoài chất lượng tốt, số lượng nhãn còn có hạn” – anh Thành cho hay.
Tính đến nay, từ một cây nhãn tổ ở xã Đại Thành, hiện huyện Quốc Oai đã có khoảng 120ha nhãn chín muộn, với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Dưới đây là những hình ảnh về cây nhãn Tổ chín muộn Đại Thành 120 năm tuổi do PV ghi lại:
Mặc dù đã 120 năm tuổi, nhưng tại những cành cổ thụ, xù xì hàng năm vẫn cho quả trĩu cành.
Cây cao gần chục mét, tán rộng gần 20m cho quả trĩu trịt khắp các tán.
Cành cây nhãn Tổ vươn rộng, thân xù xì, quả trĩu cành, để bảo vệ tránh cành bị gió làm gãy, chủ nhân của nó đã dùng cột bê tông để chống đỡ.
Mặc dù “tuổi cao”, nhưng cây nhãn Tổ Đại Thành hàng năm vẫn cho quả đều đặn, những chùm quả sai trĩu như những chùm nho.
Nhờ có nhiều ưu điểm, chất lượng ngon, chín muộn nên cây nhãn Tổ đã được Nhà nước công nhận là cây nhãn đầu dòng, quý hiếm cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
Khi quả chín có màu vàng, vỏ quả nhẵn, căng mọng nước, thoang thoảng mùi thơm.
Từ cây nhãn Tổ, gia đình anh Thành đã nhân ra hơn 40 cây, trong đó có 15 cây đầu dòng, năm nào cũng cho quả trĩu cành, chất lượng thơm ngon.
Một trong 15 cây nhãn chín muộn đầu dòng của gia đình anh Thành đang được thu hoạch bán cho thương lái ở Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Cước, cùng lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Quốc Oai (Hà Nội) kiểm tra chất lượng quả tại cây nhẫn Tổ 120 năm tuổi.
Related news

Miễn thuế tài nguyên khi khai thác hải sản tự nhiên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.

Ngày 16-7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và UBND huyện Nà Hang (Tuyên Quang) tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.