Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá

Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá
Publish date: Thursday. August 6th, 2015

Những ngày này, đến bến đò Phong Nẫm (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) hỏi nhà “Vua nhãn tím Bảy Huy”, người dân địa phương luôn nhiệt tình hướng dẫn.

Ông Trần Văn Huy (tên thường gọi là Bảy Huy, 61 tuổi) nhà ở bên kia sông Hậu, thuộc cù lao Phong Nẫm. Ông Bảy Huy là người đầu tiên nhân giống thành công loại nhãn tím lạ mắt ở Sóc Trăng. Ông kể khoảng 12 năm về trước, trong một lần tình cờ ra thăm vườn nhãn long của mình, ông ngạc nhiên khi phát hiện trên một nhánh nhãn long to có một nhánh nhãn nhỏ trổ bông màu tím, lá cũng màu tím. Ít lâu sau, chùm bông này ra được khoảng mười mấy trái nhãn màu tím trông rất lạ mắt.

Do cây nhãn nằm giữa vườn nên lũ trẻ trong xóm đã kéo nhau đến hái sạch những trái nhãn tím. Sợ bị mất cả nhánh nhãn lạ, ông Bảy Huy chiết cành nó để mang vào sân nhà trồng. Chỉ một năm sau, cây nhãn phát triển và bắt đầu ra bông, kết trái. Đến 3 năm sau, ông Bảy Huy có thu hoạch.

8 năm sau, một người bạn công tác ở xã tình cờ đến nhà ông và phát hiện những chùm nhãn tím lạ nên khuyên ông hái một ít để mang đến tham gia trưng bày trái cây đặc sắc của huyện Kế Sách vào dịp Tết Đoan Ngọ. Từ đây, cây nhãn tím của ông Bảy Huy đã bị “lộ” nên nhiều nhà vườn ở khắp nơi tìm đến vườn nhà ông để được tận mắt chứng kiến cây và trái nhãn tím.

Mỗi nhánh nhãn tím chiết được ông Bảy Huy bán với giá 1 triệu đồng, trong khi những người mua rồi bán lại với giá từ 2,9 - 3,5 triệu đồng

Hiện nay, ở cồn Phong Nẫm chỉ có 3 anh em của ông Bảy Huy trồng và chiết cành nhãn tím để cung cấp cho những ai có nhu cầu. Ông Vương Thanh Điền (45 tuổi, em vợ của ông Bảy Huy) cho biết từ nhánh chiết đầu tiên của Bảy Huy tặng, đến nay ông trồng được trên 100 gốc nhãn tím lớn, nhỏ. Do là giống cây “độc” nên vài lần có kẻ gian lẻn vào vườn bứng gốc mang đi. Vì thế, vợ chồng ông chăm sóc rất kỹ những gốc nhãn tím hiện tại.

Cây nhãn tím chiết phù hợp với mọi loại đất

Theo ông Bảy Huy, do nhu cầu trồng nhãn tím của bà con ngày càng tăng nên ông bắt đầu chiết nhánh để bán. Một nhánh nhãn chiết (cao từ 50 - 70cm) có giá một triệu đồng nhưng vẫn không đủ cung cấp.

Trong khi đó, thử lên mạng tìm nơi cung cấp cây nhãn tím giống, chúng tôi được một người cung cấp giống nhãn này đang ở Tiền Giang “hét” giá 2,9 triệu đồng/nhánh. Thậm chí, có nơi còn nâng lên 3,5 triệu đồng/nhánh. “Từ trước đến giờ, tui chỉ cung cấp với giá 1 triệu đồng/nhánh chứ không bán hơn. Có lẽ ai đó đã mua nhánh chiết của tôi rồi mang về bán lại kiếm lời”- ông Bảy Huy nhận định.

Sau 3 năm trồng sẽ cho thu hoạch rộ với những trái nhãn màu tím trông rất đẹp mặt

Ngoài cung cấp nhánh, hiện ông Bảy Huy còn bán trái nhãn tím với giá 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tập trung chiết nhánh nên số lượng nhãn trái của ông Bảy Huy cung cấp không nhiều, chủ yếu bán cho bà con lối xóm.

Nói về cách chăm sóc nhãn tím, ông Bảy Huy và ông Điền đều có chung đánh giá là rất dễ trồng, ít phân bón, phù hợp với mọi loại đất. Sau một năm trồng thì cây nhãn chiết bắt đầu cho trái chiến. Mỗi năm cây nhãn tím cho trái một vụ thuận và một vụ nghịch sau khi được xử lý phân, nước.

Theo quan sát của chúng tôi, mặc dù vỏ màu tím nhưng phần thịt bên trong của của trái nhãn tím vẫn như tất cả các loại nhãn khác. Do vậy, nhà vườn chỉ “săn” về trồng chủ yếu cho… đẹp mắt.


Related news

Hiệu Quả Bước Đầu Trồng Mía Trên Đất Gò Cao Ở Bến Tre Hiệu Quả Bước Đầu Trồng Mía Trên Đất Gò Cao Ở Bến Tre

Năm 2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre triển khai trồng thực nghiệm cây mía trên vùng đất gò cao bị nhiễm phèn, mặn của xã Bình Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) với khoảng 2 ha, sau đó, bà con nông dân địa phương thực hiện như một phong trào chuyển đổi cây trồng, bởi cây mía là một cây trồng mới, có hiệu quả thiết thực…

Monday. November 26th, 2012
Chết Hàng Loạt Actiso Mới Xuống Chết Hàng Loạt Actiso Mới Xuống

Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.

Wednesday. July 31st, 2013
Trồng Ngô Thâm Canh Mật Độ Cao Trồng Ngô Thâm Canh Mật Độ Cao

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Thursday. September 26th, 2013
Ứng Dụng Công Nghệ Nano Để Nuôi Tôm Ứng Dụng Công Nghệ Nano Để Nuôi Tôm

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Monday. May 27th, 2013
Trồng Bông Lài Giúp Nhiều Đồng Bào Khmer Có Cuộc Sống Sung Túc Trồng Bông Lài Giúp Nhiều Đồng Bào Khmer Có Cuộc Sống Sung Túc

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Wednesday. July 31st, 2013