Người nuôi cá tầm lao đao vì cá nhập lậu
Cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) được nuôi thử nghiệm tại Lâm Đồng từ năm 2006 và phát triển khá tốt. Lâm Đồng đang nhanh chóng xây dựng đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh đến năm 2020. Vì nhiều lý do, hiện nay các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh trên địa bàn đã thu hẹp chỉ còn 50%.
Giá cá tầm thương phẩm hiện nay tại Lâm Đồng là 210.000 đồng/kg trong khi cá tầm Trung Quốc chỉ 160.000 đồng/kg.
Theo kế hoạch, năm 2015, tỉnh Lâm Đồng sẽ có 30 ha mặt nước nuôi cá Hồi Vân cùng 40-50 ha nuôi cá tầm với khoảng 200 lồng, nhằm đạt sản lượng 600 tấn cá hồi và 900 tấn cá tầm.
Tuy nhiên, nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước từ đầu nguồn cộng với việc đầu tư không hiệu quả dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ mỗi năm vài tỷ. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi công năng sang thử nghiệm nuôi cá đẻ, trong khi một số doanh nghiệp khác đã phải sang lại dự án hoặc treo ao.
Related news
Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.
Chọn cách đầu tư trang trại chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để được đảm bảo luôn có lợi nhuận là cách làm lâu nay của nhiều người tại Đồng Nai. Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi, từ chủ yếu nuôi gà công nghiệp dần mở rộng chăn nuôi thêm gà lông màu, heo thịt…
Khoảng 2 năm gần đây, khi gừng tăng giá trở lại, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) chuyển sang trồng gừng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đi liền đó là nỗi lo, bởi khi người dân ồ ạt trồng gừng thì nguy cơ dội hàng, ế chợ rất cao, nông dân sẽ là người chịu thiệt.
Mặc dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng nhu cầu đăng ký mua giống cây điều của người dân đã lên đến 80 ngàn cây. Trong khi đó, nhu cầu giống cây cao su chỉ bằng 1/10 so với giống cây điều.
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, mô hình trồng khổ qua tại xã Bình Thành là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.