Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ
Vườn nhãn của lão nông Nguyễn Thanh Tâm (tên thường gọi là Ba Xê) ở ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang phát triển tốt, không hề có dấu hiệu bệnh tấn công. Kết quả này là nhờ ông Xê phát hiện loại giống nhãn mới có khả năng kháng bệnh chổi rồng.
Ông Xê cho biết, giống nhãn lạ này được ông phát hiện vào năm 2012. Ban đầu chỉ có 2 cây, sau một thời gian trồng, ông không thấy bị nhiễm bệnh chổi rồng mặc dù được trồng ngay sát các cây đã bị nhiễm bệnh nặng.
Ông Xê tạm thời gọi giống nhãn lạ này là nhãn Phú Tây.
“Để cho chắc ăn, tôi quyết định thử nghiệm ghép giống nhãn này với các gốc nhãn da bò của gia đình đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Sau thời gian quan sát, kết quả là phần cây phát triển lên từ giống nhãn lạ tiếp tục phát triển tốt và không hề có dấu hiệu bị lây nhiễm; trong khi đó các nhánh, chồi mọc ra trực tiếp từ gốc nhãn da bò thì tiếp tục bị bệnh tàn phá. Mình cũng thấy bất ngờ vì cùng trên một cây nhãn mà lại khác nhau như vậy” – ông Xê chia sẻ.
Đặc tính của loại nhãn này giống như nhãn da bò. Đặc biệt là loại giống này thích nghi được với cả vùng đất kém màu mỡ, dễ cho trái.
Đợt xử lý ra trái ở 10 cây đầu tiên, ông Xê bán được gần 400kg với giá bỏ mối ở chợ là 20.000 đồng/kg, trong khi giá nhãn da bò là 8.200 đồng/kg.
60 cây nhãn gốc nhãn do ông Xê ghép thử đang phát triển rất tốt, không thấy bị bệnh chổi rồng, mặc dù ông Xê không sử dụng thuốc diệt nhện lông nhung - loại nhện gây ra bệnh chổi rồng. Đến nay đã được 3 năm, nhãn tiếp tục phát triển xanh tốt, ông Xê đánh giá khả năng kháng được bệnh chổi rồng của loại nhãn này lên tới 99%.
Ông cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả, trái đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.
Cây nhãn Phú Tây 3 năm tuổi phát triển tốt khi được ghép với gốc nhãn da bò.
Phần gốc nhãn da bò khi ra chồi vẫn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong khi phần thân phát triển lên từ giống nhãn Phú Tây thì không hề bị.
Hiện nay giống nhãn này đang được các nhà vườn đua nhau đặt hàng.
Giống nhãn Phú Tây này hiện đang được gia đình ông Ba Xê cùng ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam kiểm định và xác định tên tuổi; đồng thời tiếp tục theo dõi về tính ổn định trong sinh trưởng, năng suất và lượng trái; khảo sát thêm các đặc điểm hình thái, sinh học, tính chống chịu sâu bệnh của giống nhãn này, đặc biệt là bệnh chổi rồng trước khi giới thiệu đến các nhà vườn khác.
Related news
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá, liên kết chuỗi sản xuất tới tiêu thụ là chìa khóa sống còn của chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhưng lâu nay triển khai còn hô hào là chính.
Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng).
Cà phê Arabica trong nhiều tháng bị ảnh hưởng nhiều do đồng Real suy yếu ( do những bất ổn chính trị ) tạo nên sức ép bán của người nông dân, những nhà thương mại ....
Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam với những khó khăn khi đứng trước thềm hội nhập TPP được ví như ngọn đèn mong manh trước gió.
Những năm gần đây, nông dân hai xã Tiến Thành và Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) mạnh dạn đưa cây nhân trần vào trồng. Loại cây dược liệu này đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu.