Nhân Lực Hái Cà Phê Ở Tây Nguyên Thiếu Trầm Trọng
Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên không chỉ buồn vì cà phê mất mùa, mất giá… mà còn đứng trước tình cảnh không thuê được nhân công thu hoạch vì khan hiếm.
Tìm hiểu về vấn đề này, một số người dân trồng cà phê tại huyện Krông Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết, để thu hái cà phê chính vụ, mỗi hecta phải tốn từ 60 - 70 ngày công. Vì vậy, mỗi hộ dân phải thuê thêm từ 4 - 5 lao động/ngày để thu hái cho kịp thời vụ và tránh mất trộm cà phê.
Ông Bùi Văn Thanh - xã Ea Wi - chia sẻ: Nhà có 7 sào cà phê đang vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay, nông dân chúng tôi làm ăn thua lỗ nặng, ngoài việc cà phê mất mùa, mất giá, thì hiện nay gia đình nào cũng không thuê được người hái cà phê. Nhân công thời điểm này lên tới 180.000 - 200.000 đồng mà cũng không thuê được. Biết là cà phê mất giá nhưng không hái không được vì để lâu quả chín rụng hết.
Cũng chung tình cảnh như các hộ dân ở Cư Cuin, ông Lê Văn Thân - xã Hòa Đông, huyện Krông Păk - chia sẻ: “Thời điểm này mọi năm, gia đình tôi đã thuê được 7 nhân công, đủ để thu hái 2 ha cà phê, nhưng đến nay, tôi vẫn chưa tìm được ai. Năm ngoái, gia đình tôi thuê nhân công thu hái cà phê khoảng 150.000 - 160.000 đồng/người/ngày, nay tăng lên 180.000 đồng/người/ngày, mà cũng chỉ tìm được 2 người từ quê Thanh Hóa vào”.
Tỉnh Đăk Nông cũng vậy. Niên vụ 2013 - 2014, toàn tỉnh có gần 80.000 ha cà phê, với sản lượng ước đạt trên 120.000 tấn và phải tập trung thu hoạch chỉ trong vòng 1 - 2 tháng, vì vậy, lượng nhân công cần lên đến hàng trăm ngàn người. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá thuê nhân công bao ăn chỉ từ 150 - 160.000 đồng, nhưng năm nay, giá dao động từ 180 - 190.000 đồng, thậm chí ở xã Đăk Búk So, huyện Tuy Đức, người dân phải trả 200.000 đồng/người/ngày.
Nhiều vườn cà phê đã chín rộ nhưng không ít nhà vườn vẫn chưa tìm được nhân công thu hái. Bởi vậy, ngoài việc cà phê mất mùa, mất giá, nhiều nông dân lo lắng bởi nguy cơ mất cắp và tiêu hao sản lượng do cà phê chín rụng không thu hái kịp. Theo ông Lê Thanh Trúc - xã Cư Jut, tỉnh Đăk Nông: “Đến thời điểm này, chúng tôi không tìm được người thu hoạch cà phê, mặc dù giá thuê cao hơn mọi năm nhưng vẫn khan hiếm. Nhiều gia đình phải nhờ bà con ở quê vào hái giùm nhưng cũng chỉ ít gia đình thu xếp được…”.
Tại các địa phương ở Tây Nguyên đang xuất hiện một “thị trường lao động” phức tạp. Bên cạnh việc người dân các nơi đến làm thuê chân chính, một số người câu kết, tạo đường dây làm ăn bất chính, lừa đảo, phát sinh tình trạng trộm cắp và các hiện tượng tiêu cực khác.
Related news
Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.
Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Theo Cục Thống kê tỉnh, tháng 8 sản xuất công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng không cao, do các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Hiện UBND huyện Lấp Vò cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương đẩy mạnh công tác gia cố đê bao, bảo vệ ăn chắc trên 10.000ha lúa vụ thu đông đang giai đoạn đòng trổ, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8 âm lịch.
Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.