Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo

Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo
Publish date: Friday. October 31st, 2014

Theo thống kê, tỉnh Cà Mau có diện tích trồng chuối lớn thứ 2 trong khu vực ĐBSCL, với 5.509 ha, tập trung các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Năng suất trung bình 10,5 tấn/ha và sản lượng trên 44.000 tấn/năm.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.

Theo lời kể của ông Phạm Văn Tiễn, ở ấp 10B, nghề ép chuối khô nơi đây có truyền thống hàng trăm năm. Nghề này đã lưu truyền cho đến ngày hôm nay theo cách cha truyền con nối. Chuối ép ở đây vị ngon, ngọt, bởi vùng đất này rất thích hợp cho cây chuối phát triển.

Ông Tiễn cho biết thêm, vốn đầu tư cho mùa ép chuối khô không lớn, khoảng 15 - 20 triệu đồng, nhưng lợi nhuận khá cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Hiện tại, một chục chuối (14 nải) giá khoảng 28.000 - 35.000 đồng, bình quân ép được 5 ký chuối khô; giá bán chuối khô khoảng 15.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 35.000 đồng. Bình quân từ 2 - 7 giờ sáng mỗi người ép được 5 chục chuối, lợi nhuận 175.000 đồng/ngày. Sản phẩm làm ra không đủ bán, thương lái từ Cà Mau, TP Hồ Chí Minh đến đặt mua hàng với số lượng lớn.

Ông Tiễn còn cho biết thêm, nghề ép chuối khô ở đây rất mạnh, toàn ấp hiện có khoảng 125 hộ với trên 550 lao động làm nghề này, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống.

“Chuối là một trong những loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân đều trồng với quy mô nhỏ lẻ, nên việc đầu tư chăm sóc và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất chưa được quan tâm.

Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, rất cần được các ngành liên quan xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng cây chuối”, ông Nguyễn Văn Ðấu, ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, mong muốn.

Ngoài ra, phương thức ép chuối khô của bà con nơi đây cũng mang tính thủ công, sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên số lượng thành phẩm không ổn định, không đảm bảo cung ứng cho thị trường, nhất là trong dịp lễ, Tết.

Ðể tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng, đặc biệt xây dựng thương hiệu làng nghề ép chuối khô truyền thống, các ngành có liên quan cần quan tâm hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất, nhằm giúp bà con nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.


Related news

Mía, mì héo hắt vì hạn Mía, mì héo hắt vì hạn

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Saturday. July 11th, 2015
Sau thu mua ồ ạt, hoa thanh long bế tắc đầu ra Sau thu mua ồ ạt, hoa thanh long bế tắc đầu ra

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Saturday. July 11th, 2015
Nghi Long (Nghệ An) được mùa dưa lê Nghi Long (Nghệ An) được mùa dưa lê

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Saturday. July 11th, 2015
Áp dụng thành công mô hình trồng chanh tứ mùa tại Tiên Yên (Quảng Ninh) Áp dụng thành công mô hình trồng chanh tứ mùa tại Tiên Yên (Quảng Ninh)

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.

Saturday. July 11th, 2015
Làm giàu từ vườn cây ăn trái Làm giàu từ vườn cây ăn trái

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

Saturday. July 11th, 2015