Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi

Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi
Publish date: Monday. August 18th, 2014

Cây tiêu đang được xác định là một trong số cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được khuyến khích nhân rộng ở những vùng đất đồi của huyện Duy Xuyên.

Triển vọng

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.

Năm 2013, người dân các xã nêu trên trồng mới 17.425 trụ tiêu trên tổng diện tích gần 107.000m2 đất, các vườn tiêu đang sinh trưởng và phát triển rất tốt. Năm 2014 này, xã Duy Phú tiếp tục vận động nông dân cải tạo vườn đồi để trồng tiêu. Hiện 50 hộ trên địa bàn Duy Phú đã trồng được 4.500 choái tiêu. Đáng chú ý là các hộ ông Nguyễn Lân, bà Đặng Thị Mận, Phạm Thị Xoa… trồng lên đến 300 - 400 choái/hộ.

Duy Thu hiện có gần 60 hộ trồng tiêu trên đất vườn đồi với tổng diện tích khoảng 4ha, trong đó nhiều vườn tiêu đã có tuổi 3 - 4 năm. Trong đó, hộ ông Võ Phú thu nhập mỗi năm 40 - 50 triệu đồng, hộ ông Nguyễn Ngọc Ân có nguồn thu mỗi năm vài trăm triệu đồng.

Theo ông Huỳnh Văn Ánh - cán bộ thường trực Hội Làm vườn huyện Duy Xuyên, lâu nay, người dân trồng tiêu theo kiểu tự phát. từ năm 2013 trở đi, địa phương mới bắt đầu quy hoạch, mở rộng diện tích trồng tiêu. 

 “Ước tính, 1 sào đất có thể trồng 80 choái tiêu, nếu chăm sóc tốt, 1 choái có thể cho sản lượng 2kg tiêu khô. với giá bán 180 – 200 nghìn đồng/kg, 1 sào tiêu sau 4 năm có thể cho thu nhập 28 - 30 triệu đồng.

Như vậy, sau 4 năm, mỗi héc ta trồng tiêu có thể đem lại nguồn lợi 500 - 600 triệu đồng - nguồn thu nhập mà bất cứ loại cây trồng nào tại địa phương không thể có được” - ông Ánh chia sẻ. Cũng theo ông Ánh, Duy Phú với 50 hộ, Duy Thu với gần 60 hộ, hai xã Duy Sơn và Duy Tân có trên dưới 10 hộ trồng loại cây này.

Ông Võ Phú (thôn Thạnh Xuyên, Duy Thu) chia sẻ, vùng này người dân trồng tiêu đã chục năm rồi, thấy hiệu quả, gia đình ông phá rẫy chè trồng tiêu. Cây tiêu vốn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đất gò đồi nên khi nhân rộng không cần phải khảo nghiệm nữa.

Đầu ra sản phẩm gần đây khá thuận lợi, tư thương đến tận nơi thu mua, song vẫn không đủ để cung cấp. Hiện ông Phú trồng được 500 choái, trong đó 200 choái đang cho thu hoạch. “So với một số hộ khác, số tiền thu nhập của tôi từ cây tiêu chưa cao, song có thể nói, mấy năm qua, cây tiêu đã giúp tôi có đủ điều kiện cho con cái ăn học nên người” - ông Phú nói.

Cùng trú trên địa bàn Thạnh Xuyên, Duy Thu, ba cha con ông Nguyễn Ngọc Ân trồng cả héc ta với hàng ngàn choái tiêu, thu về mỗi năm 2 - 3 tấn tiêu khô…

Nhân rộng

Tận dụng hỗ trợ từ Cơ chế 11 (Quyết định 11/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh) về hỗ trợ, khuyến khích phát triển một số cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2016, huyện Duy Xuyên hỗ trợ phát triển mô hình trồng tiêu và một số cây ăn quả khác như bưởi, thanh trà trên đất vườn đồi tại các xã từ Duy Trung đến Duy Thu.

Theo đó, hộ dân tham gia cải tạo vườn đồi để trồng tiêu và một số cây ăn quả khác sẽ được hỗ trợ 15 nghìn đồng/cây giống hoặc choái tiêu, được hỗ trợ vốn vay để đầu tư sản xuất.

Ông Phạm Đình Xuân - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho hay: “Địa phương đã quy hoạch tổng cộng 36ha đất trồng tiêu, trong số đó đã trồng được 7,5ha và dự kiến sẽ nhân rộng thêm 10ha trong mùa mưa năm nay. Bên cạnh đó, lồng ghép Cơ chế 11 với Đề án 1986 của Chính phủ về đào tạo nghề, Duy Xuyên đã mở 3 lớp đào tạo nghề làm vườn cho nông dân các xã Duy Sơn, Duy Phú, Duy Thu với 90 học viên tham dự”.

Ông Phan Đình Sơn - Chủ tịch UBND xã Duy Thu khẳng định, việc trồng tiêu trên đất gò đồi rất được người dân hưởng ứng vì đây là cây trồng cho thu nhập cao lại dễ trồng, ít bệnh. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục quy hoạch mở rộng diện tích nhằm biến cây tiêu trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.

“Chúng tôi vừa phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở lớp tập huấn kỹ năng trồng tiêu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã. Tin rằng sau 3 tháng học tập, người dân sẽ nắm vững quy trình kỹ thuật trồng loại cây này” - ông Sơn nói.

Xã Duy Phú cũng tích cực vận động nông dân mở rộng các vườn tiêu. Ngoài cơ chế hỗ trợ 15 nghìn đồng/choái tiêu, cây giống từ nhà nước, xã Duy Phú còn có cơ chế hỗ trợ thêm 5 nghìn đồng/choái tiêu.


Related news

Chuỗi giá trị nào cho ngành chè Chuỗi giá trị nào cho ngành chè

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.

Tuesday. September 8th, 2015
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vượt tầm kiểm soát Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vượt tầm kiểm soát

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt khỏi tầm kiểm soát và quản lý của ngành nông nghiệp tỉnh, khi mà diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đến 4.500ha.

Tuesday. September 8th, 2015
Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.

Tuesday. September 8th, 2015
Đột kích bắt tại trận một cơ sở tắm hóa chất cho sầu riêng Đột kích bắt tại trận một cơ sở tắm hóa chất cho sầu riêng

Đang nhúng cả tấn sầu riêng vào hóa chất để "ép" sầu riêng nhanh chín, một cơ sở buôn bán sầu riêng bất ngờ bị lực lượng chức năng đột kích bắt tại trận.

Tuesday. September 8th, 2015
Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, hiện ở Gia Lai đang xảy ra tình trạng cây cà phê bị rụng quả hàng loạt. Cụ thể, theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có gần 700 ha cà phê bị nhiễm bệnh gây rụng quả với tỷ lệ trung bình khoảng 3%, cá biệt có nơi cao đến 10%. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các địa phương có diện tích cà phê lớn như: Chư Păh, Ia Grai, Kbang, Chư Sê... và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới khiến năng suất cà phê vụ này có nguy cơ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Tuesday. September 8th, 2015