Nhà Máy Chế Biến Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu
Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN –PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo lý giải của Tổng cục Thủy sản, đề án là cần thiết và cấp bách, nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế cũng như bố trí sản xuất hợp lý, giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh, thị trường và hạn chế xung đột với hoạt động của các ngành kinh tế khác.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết năm 2013, ĐBSCL có gần 596.000 héc ta nuôi tôm, chiếm gần 91% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, diện tích tôm sú là hơn 580.000 héc ta, còn lại là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng nuôi tôm nước lợ của vùng ĐBSCL đạt 431.570 tấn, trong đó tỉnh có sản lượng lớn nhất là Cà Mau với 133.500 tấn, Bạc Liêu là 85.630 tấn, Sóc Trăng là 68.500 tấn, Bến Tre là 49.156 tấn…
Tuy nhiên, sản lượng tôm này chỉ đáp ứng được 60-70% công suất thiết kế của các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đóng trên địa bàn 13 tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra nguồn tôm nguyên liệu tăng giảm phụ thuộc mùa vụ, dịch bệnh. Thiếu nguồn tôm nguyên liệu cộng với quy hoạch mạng lưới nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nên các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu luôn phải hoạt động dưới công suất thiết kế. Gần đây, để bù vào sự thiếu hụt tôm nguyên liệu, doanh nghiệp phải nhập khẩu thủy sản từ các nước .
Thực tế là lâu nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp thủy sản xây dựng vùng nguyên liệu, còn việc ký hợp đồng mua tôm với các hộ dân thường không nhiều, chủ yếu là các đại lý đến vụ thu hoạch mua của nông dân rồi bán lại cho các nhà máy chế biến tôm.
Do đó, trong dự thảo này Tổng cục Thủy sản đưa ra tiêu chí, các nhà máy, cơ sở chế biến tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy, số nguyên liệu còn lại được cung cấp từ các cơ sở nuôi khác thông qua hợp đồng tiêu thụ do các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
Theo dự thảo đề án, đối với các hộ nuôi tôm sẽ tiến tới áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho tất cả các vùng nuôi tôm tập trung nằm trong quy hoạch ở ĐBSCL. Thời gian thực hiện đề án là từ năm 2015 đến năm 2020.
Related news
Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.
Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Theo bà Lâm Thị Thương Huyền, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Chà: Từ cuối năm 2013 đến nay, Trạm đã xây dựng 8 mô hình khuyến nông cho hàng trăm hộ nông dân ở các xã: Sa Lông, Huổi Lèng, Na Sang... Thành công của mô hình đã khuyến khích nhiều hộ nông dân làm theo để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Vụ đông xuân năm 2014 – 2015 dự ước được mùa đã mang lại niềm vui cho nông dân huyện Mường Ảng. Hiện nay, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ mùa.