Nguyên Tắc Canh Tác Nông Nghiệp Hữu Cơ Là Cơ

Nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người. Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người là một đòi hỏi bức thiết.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương thức canh tác nông nghiệp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người đồng thời giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường, theo đó nhiều tiêu chuẩn canh tác đang được áp dụng như tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) dựa theo tiêu chuẩn này từng khu vực khác nhau ban hành tiêu chuẩn riêng cho từng khu vực, lãnh thổ ví dụ tiêu chuẩn ASIAN GAP áp dụng cho các nước khối ASIAN, tiêu chuẩn VIET GAP áp dụng ở Việt Nam.
Tuy nhiên canh tác hữu cơ còn là vấn đề mới đối với Việt Nam. Trong nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen.
Do đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người. Để sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được người tiêu dùng chấp nhận, Việt Nam nên nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn hữu cơ rất quan trọng vì chúng chỉ ra rằng thực phẩm là an toàn, có lợi cho sức khoẻ.
Malaysia và một số nước Đông Nam Á dựa trên tiêu chuẩn IFOAM (tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ) đã ban hành một số nguyên tắc chung về canh tác hữu cơ như sau, đây là cơ sở để chúng ta nghiên cứu xem xét ban hành nguyên tắc canh tác hữu cơ ở Việt Nam.
1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng.2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
3. Cấm dùng các loại hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng)4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc,…) đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác Hữu cơ.
5.Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư (giống, phân bón…) dùng trong canh tác.6. Các cây trồng trong các ruộng Hữu cơ phải khác với khác cây trồng trong các ruộng truyền thống.
7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây cách ly nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng Hữu cơ.8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác Hữu cơ.
9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô…) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu niên được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng Hữu cơ.10. Các loại cây trồng lâu niên (chè, cà phê…) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm Hữu cơ.
11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen.12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.
13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để sử lí hạt giống trước khi gieo trồng.14. Phân bón hữu cơ phải được sử dụng theo cách tổng hợp(ví dụ: phân ủ, phân chuồng, phân xanh).
15. Cấm đốt cành cây, rơm rạ (trừ trường hợp đối với kiểu du canh đất dốc)16. Cấm dùng phân bắc(phân người) trong sản xuất Hữu cơ.
17. Phân gà từ các trại gà công nghiệp được phép sử dụng trong canh tác Hữu cơ song phải được ủ kỹ ở nhiệt độ cao. Phân gà từ các cơ sở nuôi gà ngay trên mặt đất được phép dùng.18. Phân ủ đô thị không được phép dùng.
19. Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn đất màu và tình trạng nhiễm mặn đất.20. Túi và các vật dụng đựng được sử dụng để vận chuyển và lưu kho sản phẩm Hữu cơ đều phải mới và sạch. Túi nilon tổng hợp cũ không được phép dùng.
21. Không được phép phun các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho chứa nông sản.22. Được phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp Hữu cơ.
Trong tương lai chúng ta cần xây dựng nguyên tắc chuẩn về canh tác hữu cơ như các nước trong khu vực đã làm, để người sản xuất có cơ sở triển khai sản xuất đồng thời giúp sản phẩm của họ được người tiêu dùng chấp nhận, từ đó kích thích được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.
Related news

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.